Viện Nghiên Cứu Rau Quả Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập

Hôm qua (3/3), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập.
Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.
Bên cạnh đó, Viện đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình canh tác rau và cây ăn quả giúp tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm, từng bước áp dụng các kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng hiện đại…
Trong bối cảnh XK mặt hàng rau quả Việt Nam thời gian qua gặt hái nhiều thành công lớn, kim ngạch XK vượt dự kiến, nhiều mặt hàng hoa quả đã và đang thâm nhập sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…, vai trò đầu tàu nghiên cứu rau – hoa quả là nhiệm vụ quan trọng Viện Nghiên cứu Rau quả phải gánh vác.
Với những thành tích đạt được, tại lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Rau quả đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009 – 2014. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các ông: PGS.TS Trịnh Khắc Quang (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, nay là quyền Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam); TS Đỗ Đình Ca - Trưởng phòng Công nghệ sinh học; TS Nguyễn Quốc Hùng, đương kim Viện trưởng và TS Ngô Hồng Bình- Phó Viện trưởng…
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Hồng Tiền, ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, ông trồng 1 héc-ta dưa leo đang cho thu hoạch, bán từ 7.000 – 9.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp 3-4 lần so thời điểm Tết Nguyên đán. Với giá bán này, trừ các khoản chi phí, ông còn lãi trên 7 triệu đồng/công.

Thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 2,11 USD mỗi kg, thay vì mức 0,42 USD mỗi kg như đã công bố hồi tháng 3.

Chi nhánh Điện lực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa thông báo sẽ ngưng cấp điện nuôi tôm công nghiệp qua bình hạ thế công cộng từ ngày 15-6. Đây chủ yếu là những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, không có bình hạ thế riêng mà đấu nối qua bình hạ thế công cộng.

Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.