Viện Nghiên Cứu Rau Quả Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập

Hôm qua (3/3), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập.
Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.
Bên cạnh đó, Viện đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình canh tác rau và cây ăn quả giúp tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm, từng bước áp dụng các kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng hiện đại…
Trong bối cảnh XK mặt hàng rau quả Việt Nam thời gian qua gặt hái nhiều thành công lớn, kim ngạch XK vượt dự kiến, nhiều mặt hàng hoa quả đã và đang thâm nhập sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…, vai trò đầu tàu nghiên cứu rau – hoa quả là nhiệm vụ quan trọng Viện Nghiên cứu Rau quả phải gánh vác.
Với những thành tích đạt được, tại lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Rau quả đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009 – 2014. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các ông: PGS.TS Trịnh Khắc Quang (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, nay là quyền Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam); TS Đỗ Đình Ca - Trưởng phòng Công nghệ sinh học; TS Nguyễn Quốc Hùng, đương kim Viện trưởng và TS Ngô Hồng Bình- Phó Viện trưởng…
Có thể bạn quan tâm

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.