Viện Nghiên Cứu Rau Quả Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập

Hôm qua (3/3), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập.
Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.
Bên cạnh đó, Viện đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình canh tác rau và cây ăn quả giúp tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm, từng bước áp dụng các kỹ thuật canh tác công nghệ cao, công nghệ sinh học theo hướng hiện đại…
Trong bối cảnh XK mặt hàng rau quả Việt Nam thời gian qua gặt hái nhiều thành công lớn, kim ngạch XK vượt dự kiến, nhiều mặt hàng hoa quả đã và đang thâm nhập sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU…, vai trò đầu tàu nghiên cứu rau – hoa quả là nhiệm vụ quan trọng Viện Nghiên cứu Rau quả phải gánh vác.
Với những thành tích đạt được, tại lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Rau quả đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009 – 2014. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho các ông: PGS.TS Trịnh Khắc Quang (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, nay là quyền Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam); TS Đỗ Đình Ca - Trưởng phòng Công nghệ sinh học; TS Nguyễn Quốc Hùng, đương kim Viện trưởng và TS Ngô Hồng Bình- Phó Viện trưởng…
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.