Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút

Ngày 18/9, Viện khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên đã phối hợp với Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện Chư Jút tổ chức tập huấn chăn nuôi bò thịt cho 30 hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện.
Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;
Xây dựng kế hoạch thức ăn xanh cho bò và kế hoạch trồng cỏ; Các phương thức, kỹ thuật, điều kiện để nuôi bò vỗ béo; Cách chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; Các kiến thức về một số bệnh thường gặp ở bò…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6.4, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến ngư xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: UBND xã Phước Thắng mới nhận được công văn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam về việc hỗ trợ thiệt hại cho khách hàng thôn Đông Điền, xã Phước Thắng. Theo đó, căn cứ vào đánh giá mức độ thiệt hại của 26 hộ nuôi tôm thuộc thôn Đông Điền (từ 74% đến 100%), Công ty C.P quyết định hỗ trợ cho mỗi khách hàng 50% trên tổng số tôm giống mua từ trại giống Công ty C.P - chi nhánh Bình Định 3…

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.