Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông

Vị Xuyên Tăng Diện Tích Cải Xa-Lát Vụ Đông
Ngày đăng: 09/10/2014

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Trước thực tế đó, huyện Vị Xuyên đã quyết tâm mở rộng diện tích sản xuất cây cải Xa-lát ở những nơi phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Từ thành công năm trước:

Vụ Đông năm 2013, xã Đạo Đức triển khai trồng 14 ha tại các thôn: Làng Cúng, Làng Nùng, Bản Bang, Làng Khẻn và Làng Má, người nông dân được Nhà nước hỗ trợ 4.900.000 đồng/ha, Công ty TNHH Vạn Đạt (đơn vị bao tiêu sản phẩm) hỗ trợ 100% cây giống.

Sản phẩm làm ra người dân được hưởng 100%. Bên cạnh đó, người dân còn được Trung tâm Khoa học Giống cây trồng Đạo Đức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng cải Xa-lát trên lý thuyết và trên đồng ruộng.

Chính từ sự quan tâm hỗ trợ trên, cùng với sự chăm chỉ, cần cù của người dân, năng suất cải Xa-lát đạt được 7 tấn/ha. Đặc biệt có những hộ chăm sóc tốt năng suất đạt 10 tấn/ha. Qua hạch toán chi phí giá thành sản xuất trên 1 ha cho thấy: Tổng chi phí vật tư, công lao động là 21.795.000 đồng. Công ty TNHH Vạn Đạt thu mua với giá 4.800 đồng, UBND huyện hỗ trợ 700 đồng/kg.

Như vậy, 1 ha, người nông dân thu bình quân 38.500.000 đồng, trừ chi phí còn lại 16.705.000 đồng. Nếu không tính công lao động, người dân thu được 30.705.000 đồng/ha. Đó quả là nguồn thu ấn tượng chỉ trong 2 tháng (vì thời gian sinh trưởng của cải Xa-lát từ khi gieo đến khi thu hoạch chỉ khoảng 60 – 65 ngày).

Đến thăm gia đình bác Nguyễn Thị Ngọ, nông dân tại thôn Làng Cúng khi bác đang chuẩn bị đất cho các loại cây trồng vụ Đông năm nay. Bác cho biết: “Năm ngoái, cùng với trồng các loại cây như ngô, rau, đậu, gia đình tôi đã dành ra một khoảng đất hơn 1.000 mét vuông để trồng cải Xa-lát. Được sự hỗ trợ của huyện, của Công ty, của xã mà thu được 4,5 triệu đồng trong 2 tháng. Năm nay, chúng tôi cũng muốn mở rộng thêm diện tích để thu nhập thêm.

Đến quyết tâm vụ này:

Trên cơ sở thực hiện thành công trồng cải Xa-lát vụ Đông năm 2013 trên địa bàn xã Đạo Đức, UBND huyện Vị Xuyên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, thị trấn phối hợp với Công ty TNHH Vạn Đạt, Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức tiếp tục triển khai, mở rộng diện tích sản xuất trong vụ Đông năm nay.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp – PTNT huyện cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng đã xây dựng kế hoạch, kiểm tra, rà soát quỹ đất trồng cây vụ Đông, trong đó đặc biệt quan tâm đến mở rộng diện tích trồng cải Xa-lát. Đến nay, trên cơ sở khảo sát diện tích phù hợp và đăng ký của nhân dân, diện tích trồng Xa-lát đã nâng lên 26 ha (tăng 12 ha so với năm trước), trong đó xã Đạo Đức 20 ha, Trung Thành 3 ha, Việt Lâm 3 ha.

Đồng chí cũng phấn khởi cho biết, vụ này Công ty TNHH Vạn Đạt tiếp tục ký hợp đồng bao tiêu 100% sản phẩm và hỗ trợ 50% giá giống (1.200.000 đồng/kg). Nhà nước hỗ trợ 1.800.000 đồng cho công gieo ươm tập trung. Mức hỗ trợ tuy thấp hơn năm ngoái nhưng cũng là nguồn khuyến khích lớn đối với người dân.

Minh chứng bằng việc diện tích đăng ký trồng cải Xa-lát tăng khá nhiều so với năm ngoái. Bên cạnh đó, giảm mức hỗ trợ cũng với mục đích để nông dân nhận thức được việc tránh tư tưởng trông trờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước mà tự vận động, vững vàng trong tư duy lao động sản xuất.

Ngay từ đầu vụ, Phòng Nông nghiệp – PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan như: Trạm Khuyến nông, Công ty TNHH Vạn Đạt, Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức, UBND 3 xã có diện tích trồng cải Xa-lát triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng; đôn đốc người dân tham gia thực hiện chương trình theo đúng tiến độ, đảm bảo thời vụ, đúng quy trình kỹ thuật... trong việc sản xuất cải Xa-lát. Thời gian này, người dân đang khẩn trương làm, gieo ươm cây giống để gieo trồng đúng thời vụ mang lại năng suất cao.


Có thể bạn quan tâm

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) Đến Lượt Tôm Chết! Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) Đến Lượt Tôm Chết!

Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.

27/01/2015
Quảng Ninh Quảng Ninh "Sốt" Ốc Mút Các Huyện Miền Đông

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

27/01/2015
Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

27/01/2015
Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

27/01/2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

27/01/2015