Vị Thủy (Hậu Giang) Nhiều Nông Dân Áp Dụng Phương Pháp Sạ Hàng

Đến thời điểm này, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có trên 4.000ha được nông dân xuống giống vụ lúa Đông xuân bằng phương pháp sạ hàng, tập trung nhiều ở các xã Vị Trung, Vị Thắng.
Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18332A/Vi_Thuy_Nhieu_nong_dan_ap_dung_phuong_phap_sa_hang.aspx
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phong Điền là một trong những địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tại TP Cần Thơ. Thời gian qua, huyện đã khuyến khích nông dân trồng các loại cây ăn trái ngon, đặc sản theo hướng “sạch” gắn với du lịch để tạo thuận lợi về đầu ra sản phẩm. Từ cách làm này, nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái tại huyện đã nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập.

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng chạp năm trước đến tháng tư âm lịch năm sau. Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện dày, ngư dân hành nghề bắt tôm hùm giống trong tỉnh Ninh Thuận có thu nhập khá.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, hiện nay người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.

Giá lúa những năm gần đây xuống thấp, trong khi một số loại rau màu đầu ra khá ổn định, nên nhiều nông dân ở xã Trường An (TP Vĩnh Long) quyết định chuyển trồng lúa sang trồng rau màu.

Qua hơn một năm thực hiện, mô hình vườn nhãn da bò kiểu mẫu ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã cho hiệu quả rất cao, được thể hiện rõ ràng qua năng suất và lợi nhuận mà các nhà vườn tham gia vào mô hình thu được. Từ đó mô hình này đang được rất nhiều nông dân quan tâm và được định hướng để phát triển sang nhiều địa phương khác trong tỉnh.