Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU giảm?

Năm 2013, giá trị NK cá tra của Italy tăng 15%; của Anh tăng 6% nhưng giá trị NK từ các thị trường hàng đầu là lại sụt giảm rất mạnh: Tây Ban Nha giảm 39%; Hà Lan giảm 26%, Đức giảm 49% so với năm 2010. Hoạt động truyền thông thương hiệu cá tra Việt Nam tại EU yếu ớt khiến cho chất lượng bị bôi xấu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức của người tiêu dùng, khách hàng NK. Sự việc này đã tạo cơ hội cho các loài cá thị trắng như: cá Alaska Pollock, cá tuyết Cod… thêm sức cạnh tranh.
Cũng năm 2013, giá NK cá tra phi lê đông lạnh trung bình tại EU giảm xuống còn 1,82 EUR/kg so với mức 2,11 EUR/kg năm 2012. Ba tháng đầu năm 2015, cho dù đã nhích lên mức 1,95 EUR/kg, thấp hơn so với giá NK trung bình cá Alaska Polllock phile đông lạnh (HS 030475), cá tuyết Cod phile đông lạnh (HS 030471). Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các công cụ truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm cá tra một cách hiệu quả để thuyết phục hơn người tiêu dùng EU.
Năm 2014, EU là thị trường NK cá tra hàng đầu thế giới, chiếm hơn 29% tổng giá trị NK của toàn cầu. Mỹ đứng thứ 2 chiếm 27,3%. Phần lớn các nước EU NK cá tra Việt Nam dưới dạng phile đông lạnh, trong đó, tỷ lệ này ở Anh là 81 - 86%; Pháp là 62 - 78%; Bồ Đào Nha là 90 - 98%, Hy Lạp: 96 - 99,4% tổng cơ cấu cá tra và cá da trơn NK. Trong khi đó, các sản phẩm giá trị gia tăng mới tăng thêm “giá trị cơ hội” cho sản phẩm cá tra tại các siêu thị Châu Âu. Hiện nay, các DN tại EU NK cá tra phile đông lạnh từ Việt Nam sau đó tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách tẩm, ướp, bao bột, đóng gói theo quy cách, thị hiếu của người Châu Âu… Do đó, ngoài việc NK trực tiếp từ Việt Nam, một số nước như Đức, Hà Lan, Bỉ tái xuất sản phẩm cá tra sang các nước trong EU. Theo đánh giá của CBI, đến 50% tổng khối lượng NK vào EU để tái xuất trong nội khối.
Từ cuối năm 2014, đồng EUR bị mất giá kỷ lục so với USD. Chính sách thúc đẩy XK này đã ảnh hưởng lớn tới các nhà NK. Chính vì vậy, nhiều DN EU giảm NK và gửi đề nghị các nhà cung cấp Việt Nam giảm giá bán. Đây là cũng là một lý do khiến XK cá tra Việt Nam sang thị trường EU 3 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh. Trong 5 thị trường đơn lẻ XK hàng đầu tại EU, trong 3 năm trở lại đây, duy nhất giá trị XK sang thị trường Anh tăng trưởng ổn định và khả quan tăng 23% (năm 2012 - 2014). Các thị trường XK khác như: Tây Ban Nha giảm 14%; Hà Lan giảm 20,7%; Đức giảm 32%; Italy giảm 23,3%...
Ngày 31/12/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thống nhất chưa thực hiện các quy định tại điểm b và điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP với sản phẩm cá tra philê XK là: phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh và tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng phải phù hợp với quy định của nước NK, các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% đến hết ngày 31/12/2015.
Giá trị XK cá tra 5 tháng đầu năm sang EU giảm mạnh 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu đáng quan tâm trong vòng 3 năm trở lại đây. Quyết định về việc sửa đổi NĐ 36 như thế nào sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới XK cá tra sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.

Nếu như thời điểm tháng 8/2014, nhiều tàu cá trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng khai thác lại xuống thấp, thì vào thời điểm này ngư dân rất phấn khởi bởi sản lượng khai thác tăng và giá xăng dầu giảm sâu.

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.