Vì Sao Ngư Dân Câu Mực Giải Nghệ?

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.
Ông Trần Công Kỳ, một ngư dân Quảng Nam, chủ tàu QNa 91345 cho biết, cách đây 2 năm mỗi khi xuất bờ, tàu câu mực của ông cần đến 40 lao động cho một chuyến đi, mỗi chuyến kéo dài khoảng 3 tháng và mỗi bạn tàu thường được ông trả công với mức từ 40 - 50 triệu đồng cho mỗi chuyến biển.
Nhưng đó là chuyện khi giá mực trên thị trường còn được thương lái nước ngoài thu mua với giá cao. Còn bây giờ thương lái ngừng mua, giá mực khơi rớt thê thảm, mỗi chuyến biển về không đủ trang trải chi phí, vì vậy ông Kỳ đã chuyển sang nghề lưới vây.
Ông Kỳ nói: “Trước đây giá một kg mực từ 120.000 đến 150.000 đồng, nhưng vừa rồi giá chỉ có 65.000 đồng/kg. Thuyền chúng tôi thường đi 3 tháng mới về 1 lần, giá mực thấp quá nên tôi không gọi được lao động vì vậy đã chuyển nghề”.
“Số tàu câu mực của Quảng Nam thời gian vừa qua phát triển tương đối nhanh và ồ ạt nên lượng lao động không đáp ứng được, vì vậy thiếu lao động là một trong những nguyên nhân các tàu câu mực này chuyển nghề”, ông Trần Quốc Việt, Trưởng phòng Quản lý tàu cá, Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Quảng Nam cũng cho biết.
Trước đây mực đánh bắt phơi khô trên biển khi vào đất liền được thương lái thu mua dưới 3 loại là mực đẹp, mực trung bình và mực tạp với giá cao. Cùng thời điểm này các năm trước, giá mực có khi đã chạm ngưỡng 200 ngàn đồng/kg. Trên bến, dưới thuyền, người tranh mua, kẻ tranh bán tấp nập. Nhưng hiện nay, nếu có đội tàu nào về đều phải tự tìm thương lái, đồng thời phải chịu cảnh ép giá. Nản lòng trước nghề một thời đem lại sự giàu có cho ngư dân, nhiều người trong số họ đã chuyển nghề nhưng vẫn rất tiếc nuối. Họ vẫn rất cần một sự can thiệp nào đó để giữ được đội tàu câu mực như trước.
Việc chuyển nghề, với ngư dân không chỉ đơn giản là không làm việc này thì làm việc khác, mà chuyển nghề với họ là cả một bài toán kinh tế. Họ phải sửa lại tàu, mua ngư lưới cụ, sắm sửa các trang bị, vật dụng cho phù hợp với nghề mới với số tiền tương đối lớn.
“Chúng tôi sống bằng nghề câu mực là chính, nhưng mà hiện nay mọi người đang có xu hướng chuyển nghề lưới rút. Vì vậy, mọi người cũng nhờ sự can thiệp của nhà nước để làm cho đội tàu câu mực duy trì được lâu dài", ông Phạm Việt, ngư dân Quảng Nam, chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.

Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo cấy hơn 34.000 ha lúa mùa, đạt xấp xỉ 95% diện tích kế hoạch. Các huyện có tiến độ gieo cấy nhanh: Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ...

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ