Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Ngành Thủy Sản Việt Nam Giảm Sức Cạnh Tranh

Vì Sao Ngành Thủy Sản Việt Nam Giảm Sức Cạnh Tranh
Ngày đăng: 18/06/2012

Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam

“Xuất khẩu thủy sản 5 tháng qua của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng xét về mặt giá trị là khả quan, nhưng thực trạng của ngành này lại cho thấy đang có nhiều bất cập khiến lợi nhuận sụt giảm”.

Đó là nhận định của ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo ông Hòe, mặc dù số liệu thống kê của Tổng cục thủy sản về sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2012 tăng so với cùng kỳ nhưng ngành chế biến và XK thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước.

Chưa hết, tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng đến sản xuất và chế biến cũng đang diễn ra phổ biến trong cộng đồng các DN. Theo khảo sát của VASEP, có đến hơn 90% số DN mong muốn được tăng hạn mức vay vốn (từ 10 tỷ đến 1.400 tỷ đồng) nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. Điều đáng lo ngại là trong số hơn 800 DN tham gia XK thủy sản cả nước đã có khoảng 40% DN ngưng hoạt động, chuyển hướng kinh doanh. Kết quả trên cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của các DN thủy sản.

Cùng chung quan điểm, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Thuỷ sản & Thương mại Thuận Phước cho rằng, tính bền vững của từng ngành hàng trong hoạt động sản xuất nguyên liệu và chế biến XK thủy sản chưa cao, đặc biệt là liên kết chuỗi, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại Nhà nước sẵn sàng ”trải chiếu hoa” xây dựng hạ tầng mời nhà đầu tư nước ngoài nhưng lại không bỏ ra dù chỉ là “tấm chiếu manh” để giúp nông dân xây dựng vùng nuôi. Trong khi đó, các DN không thể vừa chế biến, sản xuất, XK đồng thời qui hoạch tốt vùng nuôi cho nông dân. Dẫn đến tình trạng chất lượng nuôi trồng thủy sản không đạt, giá thành nguyên liệu cao và không ổn định. Chính những bất cập này cũng là nguyên nhân giảm sức cạnh tranh của ngành thủy sản nước ta.

Cũng theo ông Lĩnh, ngành thủy sản lâu nay vẫn được ưu tiên tiếp cận vốn tốt, nên nhiều DN thủy sản lợi dụng điều này để tiếp cận vốn kinh doanh ngành khác. Việc sử dụng vốn không hiệu quả đã khiến nhiều DN lâm vào khó khăn nhưng họ không nhận ra điều này mà cho rằng, thủy sản đã hết thời, rồi liên tục kêu khó khăn, đòi cứu giúp. Còn đối với các DN làm thủy sản chân chính, họ vẫn tiếp cận nguồn vốn tốt và không có gì đáng lo ngại.

“Đối với một DN chế biến và XK thủy sản, nếu yếu kém về năng lực tài chính, khả năng quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của ngân hàng. Đó cũng là lý do nhiều DN thủy sản khó tiếp cận vốn, đình trệ sản xuất trong khi nhu cầu của thị trường không giảm. Chính những DN này không ngần ngại phá giá thị trường, bán sản phẩm với giá thấp và làm mất dần sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam. Nếu chúng ta quy hoạch tốt ngành thủy sản, loại bỏ dần những DN yếu, làm ăn không hiệu quả thì trong thời gian tới, ngành thủy sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn”, bà Nguyễn Thị Ánh - GĐ Công ty thủy sản Sông Tiền (Sotico) nhận định.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trước mắt, XK thủy sản Việt Nam có thể tăng trong quý II và quý III nhưng khó vượt quá 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngành này sẽ phục hồi, phát triển mạnh trong năm 2013 do các DN trong ngành triển khai tích cực nhiều giải pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, đảm bảo đời sống của người lao động… Đồng thời, những DN thủy sản không có đủ tiềm lực tài chính sẽ dần bị loại phải cuộc chơi, còn những DN mạnh sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Không Tắm Nuôi Heo Không Tắm

Nhiều nông dân đã mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới từ việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học trong việc chăn nuôi, sản xuất của mình. Nhờ những ứng dụng này, không chỉ hiệu quả sản xuất tăng cao mà còn mở ra những hướng mới cho người nông dân trong công việc.

18/01/2013
Trồng Su Hào, Bắp Cải Thu Gần 10 Triệu Đồng/sào Ở Bắc Ninh Trồng Su Hào, Bắp Cải Thu Gần 10 Triệu Đồng/sào Ở Bắc Ninh

Hiện nay, nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thu hoạch su hào, bắp cải vụ Đông. Vụ này, do thời tiết mưa nhiều, một số cây rau màu khác kém phát triển, nên giá bán su hào và bắp cải cao hơn mọi năm từ 2.000 - 4.000 đồng/bắp (củ).

19/01/2013
Hướng Đi Mới Cho Hành Tím Vĩnh Châu Hướng Đi Mới Cho Hành Tím Vĩnh Châu

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

21/01/2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo: Một Vốn Bốn Lời Nuôi Rắn Hổ Hèo: Một Vốn Bốn Lời

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

21/01/2013
Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

22/01/2013