Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Chưa xác định được tác hại
Cuối tháng 8 vừa qua, nhiều công nhân tại Công ty TNHH MTV Minh Quý (huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk) phải nhập viện với một số biểu hiện bất thường như nôn ói, chóng mặt, mẩn ngứa, cay mắt…
Cơ quan chức năng nghi ngờ các công nhân này bị dị ứng bởi hóa chất mà họ đang dùng để tẩm cho sầu riêng. Trong khi đó, người quản lý ở công ty này cho rằng do cơ địa yếu nên các công nhân nói trên bị dị ứng với hóa chất (một loại thuốc dùng để ép chín trái cây) chứ không phải bị ngộ độc.
Thông tin sầu riêng “tẩm độc” đã ảnh hưởng đến nông dân trồng sầu riêng chân chính.
Mới đây, Công an tỉnh Đăk Lăk đã mật phục và bắt quả tang 2 cơ sở thu mua tại huyện Krông Păk dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng, thu giữ và tiêu hủy hơn 1 tấn sầu riêng đã bị tẩm hóa chất. Cơ quan chức năng xác định, các loại hóa chất này không có danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Ông Luận, người quản lý Công ty TNHH MTV Minh Quý cho rằng, việc sử dụng hóa chất là để trái chín đều, đẹp chứ không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, khi phóng viên NTNN đi tìm câu hỏi liệu các loại hóa chất này có gây hại đến sức khỏe hay, các nhà quản lý, nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời.
Ông Huỳnh Quốc Thích- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, cho biết: Trên thực tế vẫn có loại thuốc giúp trái cây chín nhanh được phép sử dụng, vấn đề là sử dụng như thế nào để không ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Về các loại thuốc mà các cơ sở thu mua sầu riêng dùng để tẩm cho sầu riêng, Sở chỉ đạo cho Chi cục Quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản gửi mẫu xác định.
Người dùng hoang mang, nông dân gặp khó
"Trên thực tế vẫn có loại thuốc giúp trái cây chín nhanh được phép sử dụng, vấn đề là sử dụng như thế nào để không ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Về các loại thuốc mà các cơ sở thu mua sầu riêng đã dùng để tẩm cho sầu riêng, Sở đã chỉ đạo gửi mẫu để xác định”.
Ông Huỳnh Quốc Thích
Mặc dù chưa xác định được thực hư, song những thông tin cho rằng sầu riêng đang bị “tẩm độc” đã và đang ảnh hưởng đến nhiều người. Ông ông Lê Văn Thành - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo BVTV Đăk Lăk cho biết, thông tin sầu riêng bị tẩm hóa chất đang có sự ảnh hưởng đến người tiêu dùng, các cở thu mua và cả người trồng sầu riêng.
Ông Phạm Ngọc Kim - chủ cơ sở Kim Cơ (99 Nguyễn Văn Linh, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk), cho biết: Những ngày gần đây, người mua sầu riêng đã giảm đánh kể. Chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột), mê ăn sầu riêng e ngại: Trước đây, tôi có thể mua sầu riêng bất cứ ở đâu.
Nhưng từ khi có thông tin sầu riêng bị tẩm hóa chất, tôi rất lo lắng. Khi nào muốn ăn tôi phải vào tận vườn mua chứ không dám mua sầu riêng ngoài đường.
Ông Huỳnh Quốc Thích, lo lắng cho hay, rõ ràng thông tin về việc sầu riêng bị tẩm hóa chất đang ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng và cả nông dân trồng sầu riêng chân chính. Việc này cần có công bố kết quả sớm để không ảnh hưởng đến người trồng sầu riêng, các cơ sở thu mua làm ăn lương thiện.
Ông Thích cho biết, bên cạnh việc gửi mẫu kiểm định tác hại (nếu có) của các hóa chất được các thương lái tẩm cho sầu riêng, Sở cũng đang khuyến cáo nông dân tích cực tố cáo hành vi tẩm hóa chất cho sầu riêng.
Theo ông Lê Văn Thành - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đăk Lăk, thì thời gian qua, đơn vị này đã kiểm tra tại 148 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV nhưng không phát hiện cơ sở nào có mua bán loại thuốc trên.
“Chúng tôi đã thường xuyên thanh, kiểm tra và tổ chức tập huấn để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đại lý kinh doanh thuốc BVTV tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Nếu đại lý nào cố tình vi phạm, chúng tôi kiên quyết sẽ xử lý nghiêm” - ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.