Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.
Nay trong khi Jasmine 85 bắt đầu được khôi phục lại, được ký hợp đồng bao tiêu, thì cùng với các giống lúa truyền thống khác hứa hẹn tạo ra những mùa vàng trong vụ Đông Xuân tới này...
Một thời lúa thơm
Xã Thiện Mỹ có diện tích đất trồng lúa 1.125ha. Ở vụ lúa Đông Xuân 2012- 2013, xã xuống giống 1.125ha, năng suất bình quân 7,5 tấn/ha, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông diện tích xuống giống cũng tương đương nhưng năng suất thấp hơn một ít, lần lượt là 7 tấn/ha và 6,5 tấn/ha.
Các giống đại trà sản xuất các vụ này là OM4900 và OM5451. Với vụ Đông Xuân sớm 2013- 2014, xã hiện xuống giống 1.130ha với các giống trên và có thêm Jasmine 85. Đáng chú ý trong đó là việc “khôi phục” lại giống lúa Jasmine 85 một thời cắm chân trên đất này.
Theo xác nhận của ông Bùi Long Huỳnh- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Mỹ: “Các giống lúa khác cao nhất chỉ đạt năng suất 8 tấn/ha, còn Jasmine 85 “cá biệt” có thể “nung” năng suất lên 8,5 tấn đến 9 tấn/ha”.
Những mùa vàng Đông Xuân, đi theo Quốc lộ 54 đoạn qua xã Thiện Mỹ, sẽ dễ cảm nhận cảm giác trúng mùa (được giá), đầy niềm vui đón tết của người trồng lúa nơi đây.
Ông Bùi Long Huỳnh kể, khoảng năm 1995, giống Jasmine 85 bắt đầu được canh tác trên đất này. Giống lúa kháng nhiều sâu bệnh, năng suất cao, ra gạo dẻo thơm, nên được bà con nông dân chuyển nhau gieo trồng. “Có lúc Jasmine 85 chiếm đến 50- 60% diện tích đất lúa của xã”- ông nhớ lại.
Còn hiện tại, đại diện Hội Nông dân xã Thiện Mỹ cho biết, diện tích xuống giống Jamine 85 gần 20% và OM4900 khoảng 40% diện tích lúa toàn xã vụ này. OM4900 cũng là giống lúa nhẹ bệnh, kháng rầy và đạo ôn tốt, hạt gạo làm ra cũng dẻo thơm.
“Khôi phục” thương hiệu đặc sản
Ông Nguyễn Văn Đạt- Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Mỹ- cho biết, vụ lúa Đông Xuân năm nay, xã được Công ty Lương thực Vĩnh Long liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho 175ha giống lúa Jasmine 85 với 146 hộ dân các ấp Cây Điệp, Tích Khánh, Đục Dông, Mỹ Trung tham dự sản xuất. Phía công ty cung cấp giống cho nông dân gieo sạ, khi đến cuối vụ sẽ thu mua lúa của nông dân cao hơn thương lái bên ngoài 150 đ/kg lúa.
Theo ông Đạt, ở Thiện Mỹ cũng như nhiều địa bàn trong huyện, thường trà lúa Đông Xuân hàng năm thu hoạch sớm do xuống giống sớm, và khả năng luôn được giá hơn các địa phương khác.
Theo lãnh đạo xã, do có truyền thống gieo sạ giống dài ngày, nhất là nơi đây từng là cái “nôi” lúa thơm từ những ngày đầu, nên khi chương trình khuyến khích sản xuất Jasmine, nông dân tích cực hưởng ứng ngay.
Với vụ Jasmine 85 này, để trang bị thêm kiến thức khoa học khi sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng trong tháng 11/2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT Trà Ôn hỗ trợ kinh phí thực hiện 4 cuộc tập huấn “kỹ thuật canh tác lúa và các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại trên giống lúa Jasmine” cho nông dân trồng lúa Jasmine.
“Có thể thời gian tới, địa phương có hướng củng cố lại giống lúa Jasmine 85 để khôi phục thương hiệu “đặc sản” một thời này”- cán bộ hội, phụ trách công tác khuyến nông, có thời gian dài lội ruộng Bùi Long Huỳnh, chia sẻ.
Theo chính quyền địa phương và nhà tiêu thụ, nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng, những vụ lúa tiếp theo, lúa Jasmine có thể phát triển rộng các cánh đồng trong xã.
Thêm giống lúa sắp đưa vào sản xuất trên địa bàn:
Anh Nguyễn Đinh Phong (40 tuổi, nông dân ấp Cây Điệp) cho biết vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014, anh cũng thu hoạch 1ha lúa giống OM6162 thí điểm nhân giống trên địa bàn.
“Tôi nghĩ sao địa phương khác làm được mà mình không làm được. Nếu giống lúa thử nghiệm thành công thì có cơ hội nhân rộng trong bối cảnh xã Thiện Mỹ có kế hoạch sang năm sẽ thành lập hợp tác xã sản xuất lúa giống”- anh Phong chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.

Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.

Là xã thuần nông, cứ hết mùa vụ thì người lao động ở Tây Vinh (huyện Tây Sơn) tỏa đi làm thuê tứ xứ để kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây, xã đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo công ăn việc làm tại chỗ, giảm dần tình trạng người lao động phải tìm việc làm thêm ở xa nhà.