Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra

VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngân hàng Phát triển (VDB) ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho DN cá tra Việt Nam. Trên cơ sở này, ngày 7/6/2012, VDB đã gửi Công văn hỏa tốc số 1812/NHPT-TDXK tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.

Hiện nay, ngành cá tra đang gặp khó khăn nghiêm trọng: thiếu vốn lưu động, thiếu nguyên liệu, sản xuất đình đốn... Nếu không tháo gỡ kịp thời trong năm nay sẽ có khoảng 20 - 30% DN phá sản, chuỗi sản xuất của ngành cá tra sẽ bị thu hẹp trong năm 2012 và ảnh hưởng đến các năm tiếp theo.

Để góp phần hỗ trợ các DN XK cá tra, trên cơ sở đề nghị của VASEP, VDB trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận 3 đề xuất sau:

1 - Trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, cho phép NHPT được gia hạn nợ các khoản vay xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng đối với các DN vay vốn gặp khó khăn tạm thời về tài chính, thời gian gia hạn nợ tối đa 2 năm. NHPT có trách nhiệm phối hợp với VASEP rà soát và xử lý cụ thể với từng trường hợp để gia hạn nợ, tiếp tục cho vay vốn duy trì sản xuất, xuất khẩu, ổn định việc làm cho người lao động.

2 - Trong khi chờ ban hành quy chế tín dụng xuất khẩu theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, cho phép NHPT ngoài việc cho DN vay vốn để thu mua cá trong dân, được cho các DN có nhà máy chế biến, có vùng nuôi vay vốn để tự phát triển vùng nuôi, chủ động khâu nguyên liệu và thu hồi dần vốn cho vay theo từng hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp.

3 - Đối với một số DN xuất khẩu thủy sản có thương hiệu đang phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng đến lao động tại địa phương, ngoài các giải pháp trên đề nghị các cơ quan liên quan và VASEP có biện pháp hỗ trợ DN cơ cấu lại sản xuất, tài chính, quản trị, tổ chức hoạt động... Các ngân hàng được phép khoanh nợ, tiếp tục cho vay bổ sung vốn lưu động để DN khôi phục sản xuất tạo nguồn thu trả nợ.

Trước đó, ngày 22/5/2012, VASEP đã gửi Công văn số 53/2012/CV-VASEP đề nghị VDB nghiên cứu giải pháp hỗ trợ khẩn cấp cho ngành cá tra Việt Nam thông qua 2 gói hỗ trợ vốn cho DN để thu mua và tiếp tục nuôi cá tra nguyên liệu. Đối tượng được ưu tiên là các DN có nhà máy chế biến cá tra XK để tiếp tục sản xuất, đảm bảo việc làm cho công nhân, đồng thời gián tiếp cứu người nuôi cá.

Theo VASEP, ước tính cần khoảng 5.000 tỷ đồng để mua 200.000 tấn cá tra của dân. Do đó, Hiệp hội đề nghị VDB hỗ trợ các DN có hợp đồng XK thu mua nguyên liệu cá tra, kỳ hạn vay 4 tháng (2 kỳ hạn cho năm 2012) với lãi suất ưu đãi dưới 10%/năm, giải ngân theo tiến độ thu mua.
Ước tính có khoảng 100.000 tấn cá cần tiếp sức, tương ứng 2.000 tỷ đồng, VASEP đề nghị VDB hỗ trợ cho các DN có vùng nuôi cá tra tập trung vay vốn để mua thức ăn, tiếp tục nuôi cá trong ao. Kỳ hạn cho vay là 4 tháng (một nửa chu kỳ nuôi), mỗi ha ấn định sản lượng là 300 tấn để tính mức cho vay.

Có thể bạn quan tâm

Được, mất chuyện nuôi lợn rừng Được, mất chuyện nuôi lợn rừng

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

22/11/2015
Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

22/11/2015
Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

22/11/2015
Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

22/11/2015
Cà phê mất mùa, mất giá Cà phê mất mùa, mất giá

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

22/11/2015