Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào vụ thu hoạch quýt

Vào vụ thu hoạch quýt
Ngày đăng: 25/10/2015

Được coi là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế, nên vụ thu hoạch cam, quýt có ý nghĩa rất quan trọng với người dân Quang Thuận.

Đến xã những ngày này, muốn gặp ai thì cứ lên vườn quýt của nhà ấy, không cần điện thoại trước- đồng chí Hà Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Thuận cho biết.

 

Thu hái quýt tại vườn nhà anh Lưu Chấn Thụ, thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn).

Năm nay, tổng diện tích cây cam, quýt của Quang Thuận có 550ha, trong đó có 420ha đang cho thu hoạch.

Theo nhận định của lãnh đạo xã, vụ này quýt đậu quả nhiều và khá đồng đều.

Sản lượng cam, quýt của toàn xã ước đạt tới hơn 3.000 tấn.

Nếu chỉ tính giá bán xô ở mức bình quân 10.000 đồng/kg, thì vụ này người trồng quýt ở Quang Thuận sẽ có tổng thu nhập khoảng 30 tỷ đồng.

Từ nguồn lợi kinh tế to lớn của cây cam, quýt nên công tác giảm nghèo của Quang Thuận những năm qua đạt nhiều kết quả tốt.

Đến nay toàn xã chỉ còn 20/489 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo.

Năm 2015, xã phấn đấu giảm 4 hộ nghèo.

Trong số đó, có những hộ có thể thoát nghèo thành công từ cây quýt như: hộ ông Hoàng Thông Liên và hộ bà Bế Thị My, ở thôn Bjoóc Khún…

Vượt cầu treo sang bên kia sông Cầu, dọc con đường bê tông men theo triền đồi là những vườn quýt sai trĩu quả của các thôn Nà Thoi, Bjoóc Khún.

Đây được coi là những thôn trồng nhiều quýt nhất của Quang Thuận.

Được giới thiệu của xã, chúng tôi tìm vào nhà anh Lưu Chấn Thụ ở thôn Nà Thoi.

Bên triền đồi thấp, một ngôi nhà vững chãi đã được xây xong phần thô.

Dưới ao, anh Thụ đang nhanh nhẹn đặt các tầm cống dẫn nước trước khi san gạt mở rộng mặt bằng.

Được biết gia đình người nông dân này đã có một ngôi nhà khang trang ở mặt đường tỉnh lộ 257.

Đây là căn nhà thứ hai, được coi là “lán” ở và trông nom đồi quýt.

Dẫn khách theo con đường nhỏ phía sau nhà lên đồi quýt, anh Thụ cho hay: Bắt đầu trồng quýt từ năm 2004, đến nay gia đình anh đã có khoảng 5ha cam, quýt.

Trong đó có 3ha cây đang cho thu hoạch.

Vụ quả năm nay, anh Thụ ước tính năng suất đạt 70 - 80 tấn, thu về khoảng 800 triệu đồng.

Trừ những lúc bận trong coi làm nhà mới, lúc nào anh cũng quanh quẩn bên đồi quýt để làm cỏ, bón gốc và phòng trừ sâu hại.

Từng có 10 năm làm trưởng thôn và hiện giờ là phó bí thư chi bộ thôn, anh Lưu Chấn Thụ rất tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do các cấp, ngành tổ chức.

Chương trình “Bạn của nhà nông” phát trên VTV2 cũng được anh theo dõi thường xuyên.

“Để có ngày hôm nay, không thể không cảm ơn sự trợ giúp về kiến thức và tạo điều kiện tiếp cận vốn vay của nhà nước”- anh Thụ thổ lộ.

Từ khi trồng quýt đến nay, anh đã vay được tổng cộng 200 triệu đồng từ ngân hàng để mở mang diện tích vườn quả.

Giá quýt đầu vụ dao động từ 11.000 đến 18.000 đồng/kg tùy kích cỡ quả.

Thương lái tới tận thôn để thu mua cho bà con.

Hiện trên địa bàn xã Quang Thuận, bên cạnh giống quýt truyền thống, người dân đã đưa vào canh tác một số giống cây ăn quả khác như: Cam Đường Canh, cam Xã Đoài, cây bơ, ổi lai… làm phong phú cơ cấu cây trồng, đồng thời giúp tăng thêm thu nhập.

Đồng chí Hà Minh Khoa- Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm: Còn gần 1 tháng nữa mới đến thời điểm quýt chín rộ.

Xã đang tuyên truyền, vận động bà con tích cực chăm sóc, thu hoạch quả đúng kỹ thuật để bảo vệ thương hiệu cho quýt Quang Thuận.

Hiện nay, ngoài bệnh vàng lá gân xanh (greenning), mới xuất hiện bệnh thối gốc trên cây cam, quýt- đặc biệt là những cây đã trồng lâu năm.

Dù đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách phòng chữa bệnh cho cây, song hiệu quả chưa cao do phát hiện muộn.

Chính vì vậy, bên cạnh việc kiến nghị ngành chuyên môn tiếp tục trợ giúp bà con kiến thức phòng trừ sâu bệnh, xã đang tích cực khuyến cáo người dân theo dõi sát sao các vườn cây ăn quả để kịp thời xử trí.

Giữa vùng chuyên canh cam quýt, mọc lên ngày càng nhiều ngôi nhà mới khang trang.

Đường giao thông đang được mở rộng và kiên cố hóa tới tận chân khu sản xuất.

Xe ô tô của thương lái khắp nơi đến xã tìm mua quýt với số lượng lớn… Đây là minh chứng rõ nét về sự chuyển mình mạnh mẽ của Quang Thuận, nhờ phát triển vùng cây ăn quả đặc sản theo hướng hàng hóa.

Với thổ nhưỡng phù hợp, nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng đang hỗ trợ phát triển các vùng canh tác cam, quýt.

Nếu được tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn vay ưu đãi, được tập huấn thường xuyên về khoa học kỹ thuật, cây cam quýt sẽ ngày càng có chỗ đứng quan trọng trong cơ cấu cây trồng, giúp người dân nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo và làm giàu hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

29/07/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

29/07/2013
Được Mùa Lúa Vụ Mùa Được Mùa Lúa Vụ Mùa

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

29/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Nhân Rộng Mô Hình Phát Triển Kinh Tế

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.

29/07/2013