Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào vụ hoa tết

Vào vụ hoa tết
Ngày đăng: 15/11/2015

Vừa hối hả kéo dây tưới nước trên mấy sào hoa cúc, bà Lê Thị Nhớ (khối 5, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn) tâm sự:

“Gia đình tôi trồng bông cúc được sáu, bảy năm rồi, có năm trúng, giá có năm ứ hàng, nhưng nhìn chung cũng nhờ nó mà nhà có đồng vô đồng ra và phục vụ chi tiêu sinh hoạt”.

Theo bà Nhớ, ở đây một số hộ trồng hoa chậu hay có diện tích trồng hoa cúc lớn có năm hoa được giá, thu nhập hàng trăm triệu đồng trong dịp tết.

Trong suốt tháng chín âm lịch, các hộ trồng hoa xuống giống và cấy dặm liên tục để bảo đảm cây con sinh trưởng đúng số lượng.

Tại khối 5, phường Điện Nam Trung, có gần trăm hộ trồng hoa cúc với tổng diện tích khoảng 22ha.

Thông thường, mỗi vụ hoa có thời gian khoảng ba tháng, cứ đến nửa tháng Chạp thì thương lái bắt đầu đánh xe vào lấy hàng đi Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… để tiêu thụ.

Nỗi lo lớn nhất của người trồng hoa cúc là cúp điện, bởi mỗi khi có lịch cúp điện họ phải thức trắng đêm để tưới nước cho hoa.

Tại xã Cẩm Hà (TP.Hội An), các nhà vườn cũng đang tất bật cắt tỉa lá quật kỳ cuối cùng trước khi bón phân, tưới nước cho những chậu quật bán trong dịp Tết Nguyên đán.

Ngay từ tháng sáu âm lịch, người trồng quật đã bắt đầu thực hiện những công đoạn chăm sóc đầu tiên để có được những sản phẩm chất lượng và đẹp mắt.

Xã Cẩm Hà cùng với các vùng lân cận được xem là “vựa quật” của miền Trung hiện nay.

Ở đây nhà ít thì trồng vài trăm chậu, nhiều lên đến hàng nghìn chậu.

Bà Nguyễn Thị Châu (trú thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà) chia sẻ:

“Người dân ở đây gắn bó với cây quật đã tròm trèm hai chục năm, cây quật đã trở thành sinh kế của rất nhiều hộ trong xã chứ không chỉ riêng tôi.

Quật ở đây không có hoặc rất hiếm khi phục thuốc để ép chín quả như một số nơi khác.

Chúng tôi lo ngại thời tiết thất thường, nếu mưa lớn liên miên thì quật sẽ bị nấm”.

Bà Châu cũng cho biết thêm, dù có thâm niên và kinh nghiệm cắt tỉa nhưng để quật ra hoa (lộc) đúng dịp tết là rất khó, chủ yếu dựa vào rễ quật và sự may mắn.

Những chậu quật vừa có quả vừa có lộc nhiều thì bán được giá hơn bình thường.

Ông Nguyễn Hoang - Trưởng ban Nông nghiệp xã Cẩm Hà cho biết, hiện địa phương có hơn 51.000 chậu quật lớn nhỏ.

Quật thành phẩm được xuất đi nhiều nơi trong cả nước như Gia Lai, Bình Định, Huế, Đà Nẵng… Sản lượng quật hàng năm tăng đều do lượng tiêu thụ ổn định, nhiều hộ chú trọng đầu tư vào việc tạo thế cho quật cảnh để giá trị cây trồng tăng cao.

Địa phương thường xuyên có các cơ chế để hỗ trợ giống cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, bên cạnh đó cũng xuống tận thôn để tập huấn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc cây quật cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

14/06/2013
Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

14/06/2013
Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

14/06/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trong Suốt Quá Trình Nuôi Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trong Suốt Quá Trình Nuôi Tôm

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.

15/06/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

15/06/2013