Vào Mùa Kinh Doanh Lúa Giống

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.
* Giá lúa giống nhích lên
Nông dân tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ đang tích cực bơm tát nước, tiến hành làm vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lúa giống cho vụ lúa đông xuân 2013 - 2014. Một bộ phận nông dân chủ động chuẩn bị sẵn nguồn giống từ khá sớm, thời điểm này khá nhiều người mới bắt đầu đi tìm mua lúa giống. Sức mua nhiều loại lúa giống trên thị trường theo đó cũng tăng đáng kể so với cách nay 1 tháng, một số loại lúa giống tăng giá khoảng 500 - 1.000 đồng/kg.
Lúa giống Jasmine 85 cấp xác nhận đang được nhiều trại giống và cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống ở TP Cần Thơ bán ra từ 12.500 - 14.000 đồng/kg và cấp nguyên chủng từ 14.700 - 15.000 đồng/kg. Giá các loại giống lúa OM 6162, OM 6161, OM 4218, OM 10424 phổ biến từ 11.500 - 12.000 đồng/kg, cấp nguyên chủng 13.500 - 14.000 đồng/kg. Trong khi đó, các giống lúa OM 2517, OM 4900, OM 1490, OM 6976, OM 5451, OM 7347, IR 50404… có giá 11.500 - 12.500 đồng/kg cấp xác nhận và khoảng 13.000 - 14.500 đồng/kg cấp nguyên chủng.
Riêng nhiều loại lúa giống của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất lúa giống Bình Đức (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang - tỉnh An Giang) sản xuất được bán tại TP Cần Thơ thông qua các đại lý và cửa hàng bán lẻ có giá cao hơn 2.000 - 3.500 đồng/kg so với lúa giống cùng loại được các tổ chức, cá nhân sản xuất tại địa phương do được đánh giá có thương hiệu. Đơn cử, lúa giống Jasmine 85 Bình Đức cấp xác nhận có giá khoảng 15.500 - 16.000 đồng/kg, còn cấp nguyên chủng khoảng 18.000 đồng/kg.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh lúa giống tại TP Cần Thơ, từ đầu năm 2014 đến nay, dù mặt bằng giá lúa gạo hàng hóa luôn ở mức cao so với năm trước, song giá nhiều loại lúa giống được các điểm kinh doanh lúa giống bán ra chỉ ở mức tương đương, thậm chí thấp hơn khoảng 5.000 - 1.500 đồng/kg, nhất là đối với giống lúa Jasmine 85 và một số loại lúa hạt dài như: OM 4218, OM 6162…
Nguyên nhân do năm trước những giống này hút hàng mạnh, giá tăng cao nên năm nay nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung sản xuất và chuẩn bị hàng nhiều khiến giá giảm khi thị trường có nhiều sự cạnh tranh. Riêng một số giống lúa như: IR 50404 và VD 20 giá có tăng nhẹ khoảng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tăng và nguồn cung có hạn.
* Cung – cầu sẽ đảm bảo
Vụ lúa đông xuân năm nay, nhiều nông dân tiếp tục có xu hướng chọn gieo sạ lúa thơm Jamine 85 và các loại lúa hạt dài chất lượng cao, nhất là giống OM 4218. Theo ngành nông nghiệp tại nhiều địa phương, dự kiến diện tích giao sạ lúa thơm Jamine 85 trong vụ đông xuân 2014 - 2015 tại nhiều nơi có thể đạt 70 - 80% trên tổng diện tích, do vậy nhu cầu lúa giống Jamine 85 sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, năm nay nguồn cung lúa Jamine 85 trên thị trường rất dồi dào, khả năng sẽ đảm bảo tốt nhu cầu và giá cả dự đoán sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới. Tương tự, nhiều loại giống lúa khác cũng được các trại giống nông nghiệp và cơ sở kinh doanh lúa giống chuẩn bị nguồn hàng, với giá cả rất cạnh tranh do có nhiều điểm bán hàng.
Theo chị Phạm Thị Thúy Ân, Phó Giám đốc Trại giống nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh, năm nay Trại giống chuẩn bị đủ nguồn cung các loại lúa giống khá dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt cho bà con trong địa bàn huyện cũng như một số địa phương lân cận. Nhìn chung giá bán nhiều loại lúa giống thấp hơn khoảng 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước hoặc chỉ ở mức tương đương.
Ông Trương Văn Hai, chủ một điểm bán lúa giống ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, cho biết: "Hiện lượng lúa giống bán ra có tăng so với trước, nhưng vẫn còn chậm so với dự kiến. Hy vọng tới đây sức mua sẽ được cải thiện thêm khi bước vào cao điểm vụ sản xuất. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều điểm buôn bán hàng cạnh tranh với nhau và nhiều nông dân cũng chủ động tự sản xuất lúa giống cho mình và thời tiết năm nay có nhiều thuận cho việc gieo sạ lúa, khả năng sức tiêu thụ lúa giống tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ không mạnh bằng năm trước".
Hiện nay, tuy có một số giống lúa (như IR 50404) hút hàng và tăng giá cục bộ tại một số địa phương, nhưng IR 50404 là giống lúa có phẩm chất gạo thấp không được ngành nông nghiệp các địa phương khuyến khích gieo sạ nhiều. Còn VD 20 là giống lúa thơm ngon nhưng cũng chỉ được nông dân phát triển sản xuất tại một số địa phương có điều kiện sinh thái, đất đai thuận lợi chứ chưa phát triển sản xuất mạnh đại trà tại nhiều nơi. Bà Trần Thị Mãnh, Chủ cơ sở bán lúa giống Tư Văn ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, cho rằng: "Một số loại giống lúa như IR 50404 có nhích lên nhưng khả năng không tăng giá cao do sức mua ít có đột biến mạnh, hơn nữa các điểm bán hàng cũng ngại tăng giá vì sợ người dân chuyển sang nơi khác mua hoặc tìm mua các giống lúa khác thay thế".
Thời gian qua, nông dân tại TP Cần Thơ rất quan tâm khâu chọn giống và mạnh tay đầu tư vụ sản xuất lúa đông xuân hằng năm cho năng suất và chất lượng lúa gạo tốt nhất trong năm. Thời gian qua TP Cần Thơ cũng tích cực khuyến khích phát triển các chương trình nhân giống lúa. Đặc biệt, năm nay nước lũ về ít và thời gian gần đây trời ít mưa, diện tích lúa đông xuân mới xuống giống ít bị thiệt hại do mưa lũ, nông dân không cần phải mua lúa giống về trữ ngừa trường hợp sẽ gieo sạ lại. Điều này cũng góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu các loại lúa giống trên thị trường. Ngoài ra, nhiều bà con nông dân cũng không cần phải đến các cơ sở kinh doanh lúa giống để mua, do đã được các doanh nghiệp cung ứng giống lúa thông qua mô hình "cánh đồng lớn" gắn với liên kết sản xuất và tiêu lúa giữa nông dân và doanh nghiệp…
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=157486
Có thể bạn quan tâm

Cách nay hơn 4 năm, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, đầu ra của loài vật nuôi này rất bấp bênh. Trong khi đó, chồn mướp là vật nuôi mới lạ, cho giá trị kinh tế cao mà số lượng hộ nuôi không nhiều. Vì thế, anh Nhi dành thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi, cách làm chuồng...

Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.

Theo các nhà vườn trồng cam xoàn trong huyện, hàng năm mỗi héc-ta cam xoàn cho năng suất từ 20-25 tấn trái/năm, có thể thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng. Theo dự báo của ngành nông nghiệp huyện, diện tích trồng cam xoàn ở huyện Long Mỹ sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới.

Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phát triển đạt 5.000ha cam, quýt. Và theo mục tiêu phát triển của tỉnh, từ năm 2016 – 2020, mỗi năm toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới 350ha, đầu tư thâm canh xây dựng vườn cam kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm 400ha.

Theo Bộ Tài chính, dự kiến sẽ giảm mức thuế XK đối với mặt hàng cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp thuộc nhóm HS 4001, 4002 và 4005 từ mức 1% xuống còn 0% để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su, làm tăng tính cạnh tranh về giá trong tình hình cung thế giới đang cao hơn nhu cầu.