Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vào mùa ép dầu phụng

Vào mùa ép dầu phụng
Ngày đăng: 25/05/2015

Nhờ đó, trong những năm gần đây, diện tích đậu phụng của huyện không ngừng được mở rộng.

Vụ đông xuân 2014-2015, Trạm Khuyến nông huyện Nông Sơn triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi cây đậu phụng xen sắn trên đất lúa với diện tích 10,7ha tại cánh đồng Khe Canh, thôn Lộc Đông, xã Quế Lộc, với 173 hộ dân tham gia mô hình. Ông Trần Văn Lưu - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện nói: “Kết quả mô hình cho thấy, đậu phụng L23 sinh trưởng khá tốt trên chân đất lúa chuyển đổi, các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển đều vượt trội, ít nhiễm sâu bệnh.

Năng suất bình quân của mô hình đạt 28tạ/ha. Hạch toán kinh tế trên 1 sào (500m2) so với giống lúa KD18 trên cùng chân đất, giá trị thu hoạch đậu phụng cao hơn gần 2,2 triệu đồng. Lãi ròng sau khi trừ chi phí của sản xuất đậu phụng cao gần 1,8 triệu đồng/sào so với lúa”.

Việc phát triển cây đậu phụng kéo theo nhiều bộng dầu có tiếng tại Nông Sơn. Bộng dầu của ông Lê Văn Phổ (53 tuổi) ở thôn Đại Bình, xã Quế Trung đã có gần 30 năm hoạt động. Từ máy ép ren xoay bằng tay, năm 2014, ông mạnh dạn đầu tư 80 triệu đồng mua máy ép dầu. Ông cho biết: “Trước đây chưa có máy móc, đậu phải cho vào cối giã, rồi cho vào nồi hông đun lửa đều khoảng 30 - 40 phút, đảo ít nhất 2 lần, khi thấy bã ướt là đã chín. Sau đó gói bã thành từng bánh nhỏ cho vào lồng, dùng đòn bẩy treo đá nặng ép cho dầu chảy ra, tốn nhiều thời gian.

Giờ chúng tôi làm nghề cũng theo các bước như vậy nhưng đều sử dụng máy móc”. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của ông Phổ ép 7 tạ đậu. Cứ 13 lít dầu thành phẩm, ông lấy tiền công 1 lít, 10 bánh dầu lấy 1 bánh. Giá bán mỗi lít dầu phụng khoảng 100 nghìn đồng. Tuy nhiên, mỗi năm cơ sở hoạt động 2 đợt, mỗi đợt khoảng một tháng.

Anh Lê Trần Toàn (thôn Đại Bình, xã Quế Trung) mang đậu đến ép chia sẻ: “Mùa này, gia đình tôi trồng 50kg giống, thu hoạch được hơn 3,2 tạ đậu phụng và ép được hơn 100 lít dầu. Với giá thị trường như hiện nay, số dầu này bán được hơn 10 triệu đồng. Nhưng như nhiều hộ khác trong thôn, chúng tôi làm đậu phụng chủ yếu ép dầu để ăn, chỉ đem bán một ít trang trải chi phí sản xuất”.

Những năm gần đây, số lượng người đi ép dầu tăng; có người tự trồng lấy, cũng có người mua đậu về ép dầu. Bởi trước nguồn thực phẩm ngày càng mất an toàn, người tiêu dùng bảo vệ bằng cách tự tạo sản phẩm sạch nhằm hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Có thể bạn quan tâm

Đắng ngắt quýt đường Đắng ngắt quýt đường

Quýt đường là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, được nhiều nông dân trong tỉnh chọn trồng. Trong đó, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ”.

01/11/2015
Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên Hiệu quả kinh tế từ trồng cây đu đủ ở Hưng Yên

Là loại cây dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân Hưng Yên đã đưa cây đu đủ về trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn quả lâu năm, cây rau màu cho thu nhập cao...

01/11/2015
Đưa xoài Cát Chu sang Nhật Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

01/11/2015
Hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm Hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần giúp nông dân huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm.

01/11/2015
Nâng vụ đông thành vụ chính ở miền Bắc có thể thu được 25.000 tỷ đồng Nâng vụ đông thành vụ chính ở miền Bắc có thể thu được 25.000 tỷ đồng

Vụ đông được coi là vụ sản xuất đem lại nhiều thu nhập cho nông dân, và Bộ NNPTNT cũng đã chủ trương đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính trong năm nay.

01/11/2015