Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.
Ngoài Châu Phú, ngư dân sống tại ngã ba sông Vàm Nao thuộc huyện Phú Tân và Chợ Mới cũng tham gia đánh bắt cá bông lau khi đến mùa.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, nấm rơm trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân đã lâm vào cảnh nợ nần và quyết định bỏ nghề.

Khánh An là 1 trong 2 xã của huyện U Minh được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện đề án quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện chương trình, diện mạo của xã có nhiều thay đổi.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước sự tàn phá của các đối tượng sâu bệnh, dịch hại.

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

Hiện tại anh Tuyên đang nuôi hơn một vạn con cá, gần 300 con ngan lấy thịt, hơn 400 con vịt đẻ trứng... thu lãi trên 200 triệu đồng.