Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Sử Dụng Phác Đồ Điều Trị Bệnh Sữa Trên Tôm Hùm Cũ

Vẫn Sử Dụng Phác Đồ Điều Trị Bệnh Sữa Trên Tôm Hùm Cũ
Ngày đăng: 30/06/2012

Chiều 27.6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo công bố phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm do vi khuẩn riskettsia - like gây ra tại 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Từ cuối tháng 2.2012, bệnh sữa bùng phát trở lại ở các vùng nuôi tôm hùm của 3 tỉnh: Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa đã gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người nuôi tôm. Chính vì thế, Bộ NN-PTNT đã thành lập tổ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sữa.

Theo tổ công tác, tác nhân gây ra bệnh sữa trên tôm vẫn là vi khuẩn riskettsia - like, từng gây ra dịch bệnh năm 2008 gây thiệt hại hơn 160 tỉ đồng ở các tỉnh miền Trung.

Tổ công tác này đã chọn thử nghiệm 3 phác đồ điều trị từ ngày 18.5 - 10.6.2012 tại 5 hộ nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa và phường Xuân Đài, TX Sông Cầu, Phú Yên.

Qua thử nghiệm thực tế, phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm bằng sử dụng chất oxytetracyline 20% dạng tiêm pha với tỉ lệ 1 phần thuốc với 9 phần nước cất, rồi tiêm trực tiếp (liệu lượng 0,1 ml/100 g tôm hùm) vào tôm hùm nhiễm bệnh và bổ sung chất dinh dưỡng, men tiêu hóa; sau 20 ngày tiêm, lấy mẫu tôm bệnh đã tiêm kháng sinh đi xét nghiệm thì cho ra kết quả âm tính. Tôm không còn biểu hiện lâm sàng của bệnh sữa.

Phác đồ điều trị bằng cách tiêm kháng sinh oxytetracyline đã được Bộ NN-PTNT ban hành từ năm 2008. Vì sao đã có phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm từ năm 2008, nhưng vẫn xảy ra dịch bệnh?

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Hữu Dũng (Đại học Nha Trang) - thành viên trong tổ nghiên cứu, giải thích: “Phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm năm 2008 vẫn còn hiệu quả. Nhưng khi xảy ra dịch bệnh, người dân lại ngại sử dụng phác đồ này do sợ các vết tiêm để lại trên tôm và e ngại hiệu quả của nó. Qua đợt thử nghiệm này, người dân đã nhìn thấy hiệu quả thiết thực của phác đồ này, chỉ sau 2 - 3 lột xác vết tiêm đã biến mất hoàn toàn”.

Trước việc sử dụng kháng sinh tiêm trực tiếp vào tôm hùm để điều trị bệnh, ông Nguyễn Tri Phương - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên lo lắng: “Sau khi tiêm, lượng kháng sinh có tồn dư trong tôm thương phẩm hay không? Từng giai đoạn tôm hùm trưởng thành, việc áp dụng phác đồ này có phù hợp không?”. TS Nguyễn Hữu Dũng, khẳng định: “Hiện nay, trên thị trường có loại kháng sinh oxytetracyline dễ đào thải ra khỏi cơ thể tôm hùm chỉ sau 1 tuần tiêm vào. 

Nếu xuất bán sau khoảng thời gian này thì không có kháng sinh tồn dư trong tôm hùm thương phẩm. Phác đồ điều trị này được áp dụng cho cả tôm nhỏ bằng ngón tay. Giá loại kháng sinh này chỉ 25.000 đồng/chai nhưng tiêm được 1 tấn tôm”.

Tuy nhiên, TS Võ Văn Nha (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3) lo ngại: “Vi khuẩn riskettsia - like phát hiện năm 2007 tại vùng nuôi tôm Khánh Hòa và Phú Yên với vi khuẩn riskettsia - like hiện nay chỉ giống nhau về hình thể, còn cấu trúc gen có khác nhau không? Tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, kiểm tra cấu trúc gen của nó”.

Ngoài phác đồ điều trị bằng cách tiêm oxytetracyline 20% trực tiếp vào tôm hùm nhiễm bệnh, còn có phác đồ điều trị bằng sử dụng doxycyclin 10% trộn vào thức ăn 7 g/7 kg thức ăn trong 7 ngày, kết hợp với chất dinh dưỡng cho tôm và hóa chất chlorine dioxide khử trùng, tiêu độc. Theo khuyến cáo các nhà khoa học, phác đồ điều trị dùng kháng sinh trộn thức ăn nên sử dụng trong việc phòng dịch là chính.

Có thể bạn quan tâm

Đói vốn đóng tàu vỏ sắt Đói vốn đóng tàu vỏ sắt

Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.

08/07/2015
Bài Học Đắt Giá Từ Nuôi Chồn Nhung Đen Bài Học Đắt Giá Từ Nuôi Chồn Nhung Đen

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

28/07/2013
Sản Lượng Nhãn Tăng Gần Gấp Đôi Sản Lượng Nhãn Tăng Gần Gấp Đôi

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…

28/07/2013
Thoát Nghèo Từ Rau Ngót Thoát Nghèo Từ Rau Ngót

Với hơn một sào đất vườn, giá thị trường luôn giữ ở mức ổn định, cây rau ngót đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình ông Lê Quốc Ba (thôn Quảng Đại 2, Đại Cường - Đại Lộc).

28/07/2013
Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

28/07/2013