Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vân Canh (Bình Định) Nỗ Lực Cải Tạo Đàn Bò

Vân Canh (Bình Định) Nỗ Lực Cải Tạo Đàn Bò
Ngày đăng: 21/03/2014

Nhờ thực hiện có hiệu quả đề án lai tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện Vân Canh (Bình Định) mà đàn bò ở huyện miền núi này đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi bò.

Vân Canh là huyện miền núi, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò. Tuy nhiên, trước đây do tập quán chăn nuôi lạc hậu, bò giống chưa được lựa chọn kỹ nên hiệu quả kinh tế thấp.

Thực hiện đề án cải tạo đàn bò giai đoạn 2011- 2015 của huyện, 3 năm trở lại đây đàn bò ở địa phương đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình.

Hầu hết người chăn nuôi đều cho rằng: Nuôi bò lai có hiệu quả hơn nuôi bò nội, phù hợp với điều kiện chăn nuôi phân tán theo hộ và chăn nuôi tập trung, góp phần tăng năng suất và sản lượng bò thịt, tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con.

Theo báo cáo của Trạm Khuyến nông huyện, đến nay, đàn bò ở Vân Canh có khoảng 15.054 con, tăng gần 300 con so với năm 2012, trong đó có 6.640 con bò lai, chiếm 44,1% tổng đàn.

Năm 2013, huyện Vân Canh đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo đàn bò; hỗ trợ trực tiếp bò đực giống lai cho người chăn nuôi; vận động người chăn nuôi thiến bò đực nội, lựa chọn bò cái nền đạt chất lượng để cải tạo đàn bò; cấp bổ sung bò đực giống lai, bò cái lai và tập huấn kỹ thuật nuôi bò lai cho nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo.

Trong năm, đã có 2.926 con bò cái nền được phối giống bằng 2 phương pháp nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo, có 2.537 con bê lai ra đời, vượt gần 3,1% so với kế hoạch.

Canh Hiệp là xã có tỉ lệ bò lai đạt 56,32%, cao nhất huyện. Để đạt được kết quả trên, xã Canh Hiệp đã phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn triển khai kỹ thuật chăn nuôi bò lai; xây dựng các mô hình nuôi thâm canh bò thịt, nuôi bò sinh sản, tổ chức cho nông dân tham quan các hộ nuôi bò lai có hiệu quả; hỗ trợ bò đực giống lai, bò cái lai cho người chăn nuôi.

Ông Phạm Đình Quý, ở thôn 4, xã Canh Hiệp cho biết: “Trước kia tui nuôi bò nội, nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên chuyển qua nuôi bò lai. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nên tui nuôi bò lai đạt hiệu quả, cải thiện kinh tế cho gia đình”. Không riêng gì ông Quý, ở thôn 4, xã Canh Hiệp có rất nhiều hộ chuyển hướng từ nuôi bò nội sang nuôi bò lai.

Để đến năm 2015 đàn bò lai trong huyện đạt 52,36% so tổng đàn, huyện Vân Canh tiếp tục vận động hộ chăn nuôi chọn lọc những bò cái đủ tiêu chuẩn để làm nái nền, đồng thời thiến bò đực nội hoặc bán bò đực nội; đầu tư thêm bò đực lai cho vùng sâu, vùng xa không thực hiện được phương pháp phối giống bằng thụ tinh nhân tạo; quản lý tốt công tác phối giống cho đàn nái nền.

Huyện cũng chú trọng giải quyết thức ăn trong chăn nuôi bò theo hướng chuyên thịt, quy hoạch vùng đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng và hướng dẫn nhân dân trồng một số giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt để nhân rộng; phổ biến rộng rãi kỹ thuật chế biến thức ăn phục vụ nuôi bò.

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người chăn nuôi bò thấy được việc cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt là phù hợp với điều kiện địa phương, giúp cải thiện tầm vóc đàn bò, tránh xảy ra tình trạng bò đồng huyết dẫn đến chậm phát triển, còi cọc, và giúp người chăn nuôi chuyển dần tập quán nuôi bò truyền thống sang nuôi bò quy mô vừa và lớn mang tính sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Tổng Kết Mô Hình Nuôi Bọ Đuôi Kìm Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

04/11/2014
Trái Cây Trái Cây "Made In" Gia Lai

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

04/11/2014
Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

04/11/2014
Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim Để Nghề Nuôi Nghêu Gò Công Trở Lại Thời Hoàng Kim

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

04/11/2014
Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.

04/11/2014