Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn cần thương lái

Vẫn cần thương lái
Ngày đăng: 15/07/2015

Nông dân có thể trả theo mức lãi thỏa thuận hoặc vay không tính lãi với điều kiện giá bán nông sản cuối vụ cho họ thấp hơn thị trường… Cứ như thế, hệ thống thương lái len lỏi và tồn tại nhiều năm qua như một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hình ảnh người thương lái luôn được nhắc đến trong vai trò "nhân vật phản diện" với những danh xưng quen thuộc: bọn thương lái, đám thương lái, con buôn...

Công bằng mà nói, đâu đó, tình trạng thương lái tranh mua, tranh bán, ép giá nông dân hoặc tiếp tay cho thương lái nước ngoài lũng đoạn thị trường trong nước có diễn ra. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mặt tích cực, thương lái có vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường ấn định doanh nghiệp là "nhạc trưởng" trong chuỗi giá trị nông sản. Điều này không sai nhưng có lẽ chưa đủ nếu quên đi sự góp mặt của người thương lái. Đơn cử là vấn đề tiêu thụ lúa gạo nhiều năm qua vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa nông dân và doanh nghiệp.

Nông dân cần bán lúa tươi ngay tại ruộng để có tiền trang trải tiền vật tư, nhân công thu hoạch lúa, trong khi doanh nghiệp chỉ thích mua lúa gạo tại kho. Nông dân không có phương tiện vận chuyển đến tận điểm thu mua còn doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua nhỏ lẻ... Trong khi đó, đội ngũ thương lái lại hội tụ đầy đủ các yếu tố làm hài lòng cả doanh nghiệp và nông dân. Họ có tiền trong tay lại có đội ghe thuyền có thể len lỏi khắp các cánh đồng thu mua lúa cho nông dân. Với những "cò lúa" chuyên nghiệp chỉ cần bốc nắm lúa, cắn mấy hạt là biết chính xác độ ẩm, tạp chất để mua lúa đáp ứng đúng yêu cầu từ phía doanh nghiệp...

Các sản phẩm nông sản qua tay thương lái đồng nghĩa với việc qua nhiều tầng nấc trung gian nên khả năng ép giá nông dân có thể xảy ra. Thế nhưng, với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nếu không có thương lái thì nông sản khó đến được kho các công ty xuất khẩu. Chính vì vậy, ngành chức năng nhiều địa phương trong vùng nhận định, thương lái vẫn là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản trong vòng mười, hai mươi năm tới. Và nhiệm vụ của những lãnh đạo đầu ngành là phải định hướng, tổ chức, sắp xếp để phát huy vai trò tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực từ hoạt động của thương lái.

Nhiều ý kiến cho rằng, mỗi địa phương cần thành lập một tổ chức tập hợp thương lái trên cơ sở tự nguyện để họ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, nắm bắt thông tin thị trường… Từ tổ chức này, ngành chức năng cũng có điều kiện để phổ biến về đường lối, chính sách; tập huấn kỹ thuật về bảo quản, vận chuyển, chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Một giải pháp không kém phần quan trọng là mở rộng mối liên kết giữa doanh nghiệp và thương lái trong sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, quy định địa bàn thu gom, ký kết hợp đồng cụ thể… Ngoài ra, cần khuyến khích các thương lái có vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thành lập các công ty TNHH theo chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đối với những thương lái có hành vi trục lợi, ép giá, hạ giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cấu kết với thương lái nước ngoài tranh mua, tranh bán, lũng đoạn thị trường trong nước… phải kiên quyết xử lý và có giải pháp ngăn chặn kịp thời.

Nhiều năm qua, với phương thức mua bán đã hằn sâu trong thói quen, nếp nghĩ, cách làm, việc định hướng, tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ thương lái theo những cách nói trên là không dễ. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực từ nhiều phía. Có như vậy, những mắt xích trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, thu mua đến chế biến, xuất khẩu mới chặt chẽ, bền vững và tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được thành công như mong đợi.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Chạm Ngưỡng 7 Triệu Tấn Xuất Khẩu Gạo Chạm Ngưỡng 7 Triệu Tấn

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.

01/12/2014
Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

01/12/2014
Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

04/07/2014
Cá Đồng Khan Hiếm Cá Đồng Khan Hiếm

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

04/07/2014
Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.

01/12/2014