Vẫn cần thương lái

Nông dân có thể trả theo mức lãi thỏa thuận hoặc vay không tính lãi với điều kiện giá bán nông sản cuối vụ cho họ thấp hơn thị trường… Cứ như thế, hệ thống thương lái len lỏi và tồn tại nhiều năm qua như một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hình ảnh người thương lái luôn được nhắc đến trong vai trò "nhân vật phản diện" với những danh xưng quen thuộc: bọn thương lái, đám thương lái, con buôn...
Công bằng mà nói, đâu đó, tình trạng thương lái tranh mua, tranh bán, ép giá nông dân hoặc tiếp tay cho thương lái nước ngoài lũng đoạn thị trường trong nước có diễn ra. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở mặt tích cực, thương lái có vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường ấn định doanh nghiệp là "nhạc trưởng" trong chuỗi giá trị nông sản. Điều này không sai nhưng có lẽ chưa đủ nếu quên đi sự góp mặt của người thương lái. Đơn cử là vấn đề tiêu thụ lúa gạo nhiều năm qua vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa nông dân và doanh nghiệp.
Nông dân cần bán lúa tươi ngay tại ruộng để có tiền trang trải tiền vật tư, nhân công thu hoạch lúa, trong khi doanh nghiệp chỉ thích mua lúa gạo tại kho. Nông dân không có phương tiện vận chuyển đến tận điểm thu mua còn doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua nhỏ lẻ... Trong khi đó, đội ngũ thương lái lại hội tụ đầy đủ các yếu tố làm hài lòng cả doanh nghiệp và nông dân. Họ có tiền trong tay lại có đội ghe thuyền có thể len lỏi khắp các cánh đồng thu mua lúa cho nông dân. Với những "cò lúa" chuyên nghiệp chỉ cần bốc nắm lúa, cắn mấy hạt là biết chính xác độ ẩm, tạp chất để mua lúa đáp ứng đúng yêu cầu từ phía doanh nghiệp...
Các sản phẩm nông sản qua tay thương lái đồng nghĩa với việc qua nhiều tầng nấc trung gian nên khả năng ép giá nông dân có thể xảy ra. Thế nhưng, với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nếu không có thương lái thì nông sản khó đến được kho các công ty xuất khẩu. Chính vì vậy, ngành chức năng nhiều địa phương trong vùng nhận định, thương lái vẫn là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản trong vòng mười, hai mươi năm tới. Và nhiệm vụ của những lãnh đạo đầu ngành là phải định hướng, tổ chức, sắp xếp để phát huy vai trò tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực từ hoạt động của thương lái.
Nhiều ý kiến cho rằng, mỗi địa phương cần thành lập một tổ chức tập hợp thương lái trên cơ sở tự nguyện để họ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, nắm bắt thông tin thị trường… Từ tổ chức này, ngành chức năng cũng có điều kiện để phổ biến về đường lối, chính sách; tập huấn kỹ thuật về bảo quản, vận chuyển, chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Một giải pháp không kém phần quan trọng là mở rộng mối liên kết giữa doanh nghiệp và thương lái trong sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, quy định địa bàn thu gom, ký kết hợp đồng cụ thể… Ngoài ra, cần khuyến khích các thương lái có vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thành lập các công ty TNHH theo chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Đối với những thương lái có hành vi trục lợi, ép giá, hạ giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cấu kết với thương lái nước ngoài tranh mua, tranh bán, lũng đoạn thị trường trong nước… phải kiên quyết xử lý và có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Nhiều năm qua, với phương thức mua bán đã hằn sâu trong thói quen, nếp nghĩ, cách làm, việc định hướng, tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ thương lái theo những cách nói trên là không dễ. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực từ nhiều phía. Có như vậy, những mắt xích trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, thu mua đến chế biến, xuất khẩu mới chặt chẽ, bền vững và tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được thành công như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này, chúng tôi chứng kiến không ít nỗi buồn của người nuôi khi tôm hùm liên tục chết. Trong khi đó, giá tôm lại liên tục giảm…

Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ

Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới

Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.

Nếu như ở thời điểm đầu năm, giá lợn giống mới chỉ có 30 nghìn đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên 120-130 nghìn đồng/kg. Thực trạng trên không chỉ khiến ông Hoàng cũng như trên 200 hộ chăn nuôi lợn hàng hóa ở đây gặp khó khăn mà hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng rơi vào trong tình trạng khan hiếm con giống