Vạn Bình (Vạn Ninh - Khánh Hòa) Bấp Bênh Bí Đỏ Hồ Lô

Khoảng 6 năm trở lại đây, bí đỏ hồ lô đã trở thành nông sản mang lại thu nhập khá cho người dân xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá đã khiến người trồng bí gặp khó khăn...
Hiện toàn xã Vạn Bình có khoảng 30 - 32 héc-ta với hơn 60 hộ tham gia trồng bí đỏ hồ lô, tập trung chủ yếu ở thôn Bình Lộc 2. Sản lượng và năng suất đều đảm bảo, trung bình 18 - 20 tấn/héc-ta. Nhưng giá bí xuống thấp, có thời điểm chỉ khoảng 2.800 đồng/kg (trong khi năm 2013, giá 1 kg bí đỏ hồ lô dao động từ 5.000 - 5.500 đồng/kg). Với mức giá này, lợi nhuận của người trồng giảm tới hơn một nửa.
Theo Chi hội nông dân thôn Bình Lộc 2, sở dĩ giá bí đỏ xuống thấp là do cước vận chuyển tăng cao, bị tư thương ép giá. Gia đình nào thu hoạch sớm ở giai đoạn thứ nhất (tháng 3) thì bán được giá hơn và có lãi chút ít. Hộ nào bí xấu, thu hoạch vào tháng 5 không những sản lượng thấp, giá chạm đáy, nhiều gia đình chỉ lấy công làm lời, thậm chí thâm vào vốn.
Bí đỏ hồ lô là loại cây hoa màu dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư cho giống, phân bón và thuốc trừ sâu thấp (1 sào khoảng 1,5 triệu đồng), thời gian thu hoạch gần 3 tháng. Lợi nhuận từ cây bí đỏ hồ lô mang lại gấp đôi so với trồng lúa trên 1 chân ruộng. Tuy nhiên, giá bí đỏ liên tục giảm trong thời gian gần đây đã khiến diện tích trồng bí của huyện Vạn Ninh giảm dần. Hiện nông dân chỉ còn sản xuất khoảng 40 héc-ta, tập trung chủ yếu tại 2 xã Vạn Bình và Xuân Sơn.
Hiện nay, nhiều loại nông sản trên thị trường đều rất khó khăn về đầu ra, không riêng gì cây bí đỏ hồ lô. Để người dân duy trì sản xuất đòi hỏi phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, ổn định. Nếu chưa giải quyết được vấn đề này, các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương cần có những cảnh báo, hướng dẫn kịp thời để người dân chủ động diện tích canh tác, giảm bớt thiệt hại khi thị trường có biến động.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.

Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá

Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến ngày 20.6, 123/141 cơ sở (trên 87% số cơ sở ) hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. 5 huyện, thị (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đakrông và thị xã Quảng Trị) 100% cơ sở đã tổ chức đại hội.