Vải thiều Việt Nam sắp có mặt tại Pháp

Vượt qua những khó khăn về mặt kỹ thuật và vận chuyển, thành công đưa vải thiều sang Pháp có thể mở ra triển vọng cho các sản phẩm rau quả khác của Việt Nam vươn tới châu Âu.
Ý tưởng đưa vải thiều đi Pháp được Thương vụ Việt Nam tại Pháp đưa ra và xúc tiến từ khoảng 1 năm nay, nhằm tìm cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm vải thiều đang gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các cán bộ Việt Nam tại Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã tìm hiểu các đòi hỏi kỹ thuật tại thị trường châu Âu cũng như thị hiếu người tiêu dùng và sự cạnh tranh với các sản phẩm vải - hiện Pháp nhập chủ yếu từ Nam Phi và Madagascar.
Sản phẩm vải thiều của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng của siêu thị châu Á Thanh Bình Jeune và phía đối tác tại Pháp đã nhanh chóng xúc tiến liên hệ với đối tác tại Việt Nam và nghiên cứu thị trường tại Pháp. Và lô vải thiều đầu tiên sẽ có mặt tại Paris sáng sớm ngày 4/6 với số lượng 500 kg và nếu thành công, thì kế hoạch xuất khẩu vải thiều mùa vải năm nay sang Pháp sẽ là khoảng 8 tấn.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp, thì quy định nhập khẩu hoa quả vào thị trường Pháp không khó khăn.
“Tôi tìm hiểu và gặp gỡ Bộ nông nghiệp Pháp thì biết là EU không có quy định riêng nào đối với hoa quả nhập vào Pháp. Quyền cho nhập là ở hải quan Pháp ở vào đúng thời điểm lô hàng có mặt tại sân bay Pháp, tiến hành kiểm tra ngay tại chỗ và sẽ cho nhập nếu sản phẩm không vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian kiểm tra sản phẩm, cấp phép thông quan là khoảng 10 ngày. Điều quan trọng nhất là làm sao thời gian kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đảm bảo thời gian ngắn nhất để giữ trái vải tươi,” ông Cường chia sẻ.
“EU chỉ công nhận phương pháp xông hơi lưu huỳnh là phương pháp cho phép duy nhất để đưa trái cây nhập vào EU. Thương vụ đã tìm được ông Michel Pierre, chuyên gia của Madasgascar chuyên xử lý xông hơi lưu huỳnh cho xuất khẩu vải nước bạn sang Pháp”, ông Cường cho biết thêm.
Hy vọng khi Việt Nam đã nắm bắt được công nghệ xông hơi lưu huỳnh thì sẽ rộng đường cho trái vải thiều xâm nhập thị trường Pháp cũng như mở ra cơ hội cho nhiều trái cây đặc sản của Việt Nam vươn xa hơn.
Không chỉ giúp đáp ứng yêu cầu từ EU với công nghệ xông hơi lưu huỳnh, chuyên gia nông nghiệp Michel Pierre còn thành công trong việc giữ trái vải Madargascar tươi nguyên trong 5 tuần. Nếu thành công, trái vải thiều sẽ được vận chuyển bằng đường biển thay vì đường hàng không và giá thành sẽ giảm đi nhiều.
Hai vấn đề khó nhất đặt ra khi muốn xuất khẩu rau quả của Việt Nam đi xa là vấn đề kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính và thứ hai là giá thành vận chuyển cao khiến khả năng cạnh tranh thấp. Nếu xử lý thành công hai vấn đề này, việc xuất khẩu trái vải thiều sang Pháp và cả các mặt hàng rau quả khác của Việt nam cũng rất hứa hẹn.
Có thể bạn quan tâm

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.