Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải thiều Thanh Hà được giá

Vải thiều Thanh Hà được giá
Ngày đăng: 24/06/2015

Hải Dương hiện có gần 11.000 ha vải, tập trung tại huyện Thanh Hà (gần 4.000 ha) và thị xã Chí Linh (gần 4.300 ha). Trong đó, diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap chiếm khoảng 250 ha.

Sản lượng vải quả của Hải Dương vụ năm nay ước tính khoảng 50.000 tấn, giá cao hơn năm trước khoảng 20% nên lợi nhuận của người dân tăng lên đáng kể. Riêng vải trồng theo quy trình VietGap và GlobalGap có quy trình trồng và giám sát chặt chẽ hơn nên đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm nên năng suất quả cao hơn (khoảng 7 đến 8 tấn/ha) và có giá cao hơn vải trồng theo phương pháp truyền thống khoảng 2.000 đồng/kg.

Năm nay do làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại cho quả vải, nhất là 20 ha vải đã được phía Mỹ cấp mã số vùng trồng, quả vải thiều Hải Dương đã đặt được những bước chân đầu tiên vào các thị trường như Australia, châu Âu, Mỹ và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện nay, trên thị trường, giá vải quả Hải Dương được thương lái thu mua với giá từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Ngay cả trong những lúc vải chính vụ, giá bán cũng dao động ở mức trên dưới 10.000 đồng/kg. Đặc biệt, vải quả có mã đẹp, to tròn được thu mua với giá từ 17.000 đồng đến 18.000 đồng/kg. Dự kiến, đến hết tháng 6/2015 thì vải quả sẽ được thu hoạch xong.

TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh đã tập trung chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn quy trình để nông dân sản xuất vải đáp ứng các tiêu chí vào các thị trường Mỹ và châu Âu, đồng thời khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng vải sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGap.

Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đầu tư về kho lạnh, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tỉnh Hải Dương cũng đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm và có những hướng dẫn kịp thời cho bà con nông dân các quy trình sản xuất sạch, các địa phương có biên giới quan tâm tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp thuận lợi trong vận chuyển, tiêu thụ nhanh chóng, đồng thời có những thông tin kịp thời về diễn biến thị trường các nước láng giềng để địa phương có điều chỉnh trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng) Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng)

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

20/02/2014
Toàn Tỉnh Có 41 Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Toàn Tỉnh Có 41 Doanh Nghiệp Chế Biến Thủy Sản

Các cơ sở chế biến nội địa phát triển ổn định, sản phẩm chế biến phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 1-2014 ước đạt gần 7 triệu USD; một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu chính ngạch như: Surimi, tôm đông lạnh...

20/02/2014
Anh Nguyễn Hồng Phước Khá Lên Nhờ Nuôi Dê Anh Nguyễn Hồng Phước Khá Lên Nhờ Nuôi Dê

Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.

20/02/2014
Hướng Phát Triển Mới Trong Chăn Nuôi Bò Ở Ba Tri (Bến Tre) Hướng Phát Triển Mới Trong Chăn Nuôi Bò Ở Ba Tri (Bến Tre)

Huyện Ba Tri có đàn bò lớn nhất tỉnh Bến Tre. Nghề nuôi bò ở Ba Tri được xem là kinh tế chủ lực của hàng ngàn hộ nông dân nơi đây. Chính vì vậy, nghề nuôi bò được người dân chú trọng, bà con luôn tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi để đem về giá trị kinh tế cao cho gia đình.

20/02/2014
Chất Lượng Thấp, Mật Ong Vào Mỹ Giá Không Cao Chất Lượng Thấp, Mật Ong Vào Mỹ Giá Không Cao

Giá mật ong của các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ ở mức trung bình 2,48 đô la Mỹ/kg, thấp hơn nhiều so với giá của các quốc gia khác bán mật ong vào thị trường này.

20/02/2014