Vải Thiều Chính Vụ Từ 8 - 12 Nghìn Đồng/kg

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), từ giữa tháng 6, nông dân bắt đầu thu hoạch vải chính vụ, sớm hơn một tuần so với dự kiến.
Giá vải tại phố Kim (xã Phượng Sơn) và thị trấn Chũ dao động từ 8-12 nghìn đồng/kg. Nếu mức giá này ổn định, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha, trừ chi phí nông dân lãi từ 50-60 triệu đồng/ha.
Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ quả tươi, UBND huyện Lục Ngạn khuyến khích sấy vải nhằm đa dạng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay khoảng 231ha, trong đó 174ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazan, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của tỉnh chỉ đạt trên 134 ngàn tấn, giảm khoảng 63 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chỉ đạt gần 271 triệu USD, đạt khoảng 53% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Công ty Syngenta đã tận mắt, tận tay trải nghiệm tính ưu việt của công nghệ mới, giúp cây ngô vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng ngô, nhất là trước tình hình giá ngô không ổn định như hiện nay.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.