Vải sạch Lục Ngạn bán hết veo sau một ngày có mặt tại Mỹ

Đây là lô vải thiều đầu tiên được một Công ty tại TPHCM tiên phong đưa sang Mỹ sau khi thị trường khó tính này đồng ý nhập khẩu vải của Việt Nam.
Trước đó, ngày 28/8, phía Công ty đã đến thu mua tại vườn vải "sạch" của bà con với giá 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 10% so với giá thị trường. Sau khi đưa vào TPHCM để chiếu xạ, tổng số 2,1 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được vận chuyển bằng đường hàng không sang Mỹ vào ngày 1/6.
Sau có mặt tại sân bay, lô 2,1 tấn vải thiều đã được đưa trực tiếp tới hệ thống các siêu thị tại California, Mỹ. Mặc dù thời gian từ khi thu hoạch cho đến ngày trái vải có mặt tại Mỹ là khá dài, nhưng do được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ và đóng gói theo quy trình đặc biệt nên vải rất tươi và không bị thâm như bảo quản đông lạnh thông thường.
Được biết, hiện trên thị trường Mỹ đã có sản phẩm vải thiều có nguồn gốc từ Mexico và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi có mặt tại Mỹ, vải thiều Việt Nam vẫn được các hệ thống siêu thị đánh giá rất cao về chất lượng cũng như mẫu mã.
“Số vải thiều này đã được bán hết chỉ trong vòng một ngày sau khi được đưa tới California, Mỹ. Việc quả vải thiều được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường Mỹ đang dần khẳng định thương hiệu vải "sạch" của Việt Nam. Và những thị trường khó tính này cũng đã đón nhận sản phẩm vải thiều trong nước nói riêng và hàng nông sản Việt Nam nói chung", ông Tấn cho biết.
Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn thì vải thiều tươi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được bán với giá 17 USD/kg, ngoài ra 500 kg vải được xuất khẩu vào thị trường Pháp trước đó cũng được bán với giá 10 EURO/kg. Dự kiến vào cuối tuần tới, phía Công ty cũng sẽ tiếp tục thu mua vải chính vụ của tại Lục Ngạn để đưa chuyến hàng tiếp theo sang thị trường Mỹ. UBND huyện Lục Ngạn cũng cho biết, một công ty khác cũng đã tiên phong đưa vải thiều Hải Dương sang thị trường Úc và Mỹ xuất khẩu trong tuần này. Đến mùa vải chính vụ, công ty này sẽ thu mua vải thiều Lục Ngạn để xuất khẩu sang nước Anh. Đây có thể nói là bước thành công trong việc tìm thị trường bền vững, tháo gỡ tình trạng vải thiều trong nước bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, tránh bị ép giá.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

Người dân Gò Công Đông (Tiền Giang) sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trong đó nuôi gà thả vườn khá phát triển, trên địa bàn huyện có tổng đàn gà 260.000 con. Người nuôi theo truyền thống, ít tiếp cận với việc phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường vẫn chưa triệt để.

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).

Đó là mô hình của anh Bùi Nhật Tân ở thôn Cát, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đã hơn 2 năm nay, kể từ khi vườn cây cao su hơn 1ha của gia đình anh cũng như nhiều gia đình trong xã bị bão tàn phá, trong khi nhiều gia đình đang boăn khoăn không biết phải kiếm kế mưu sinh như thế nào thì anh Tân đã quyết tâm tìm một hướng đi mới, không thể dựa dẫm mãi vào nguồn lợi từ cây cao su, hai vợ chồng anh tìm tòi học hỏi và quyết định mở mô hình kết hợp trang trại trên đồi cây cao su.

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.