Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất

Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất
Ngày đăng: 29/06/2012

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

Nâng cao hiệu quả canh tác

Vụ thu hoạch lúa Xuân 2012 tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên vừa kết thúc trong niềm vui được mùa của bà con nông dân. Đây là vụ đầu tiên xã Đại Thắng triển khai mô hình thí điểm gieo mạ khay và cấy lúa bằng máy. Anh Nguyễn Văn Mạnh, thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng phấn khởi cho biết, lúa cấy bằng máy nhanh bén rễ, ít sâu bệnh và tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn cấy tay, năng suất đạt trên 70 tạ/ha.

Ông Trần Ba Cao, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Thắng, xã Đại Thắng cho biết, vụ Xuân 2012 xã triển khai thí điểm mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng máy cấy trên diện tích 5ha với giống lúa Hương Ưu 3068. Qua vụ đầu tiên, năng suất lúa đạt trung bình 73 tạ/ha, cao hơn 5 – 7% so với cấy tay. 

Hơn nữa, nhờ giảm được lượng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận đạt được khi canh tác theo phương pháp này là 17,7 triệu đồng/ha, cao hơn 7 triệu đồng/ha so với cấy lúa truyền thống. Nhờ những chuyển biến trong sản xuất, đến nay thu nhập đầu người của người dân trên địa bàn xã đạt 17 triệu đồng/người/năm, cao hơn 5 triệu đồng so với thời điểm khi bắt tay vào xây dựng NTM năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã cũng chỉ còn 2,9%.

Ngoài xã Đại Thắng, trong vụ Mùa 2012, huyện Phú Xuyên tiếp tục triển khai chương trình gieo mạ trên khay, cấy lúa bằng máy tại 8 xã Nam Phong, Văn Hoàng, Bạch Hạ, Khai Thái, Phú Túc, Tri Trung, Chuyên Mỹ và thị trấn Phú Xuyên với tổng diện tích 100,5ha. Nhiều mô hình luân canh lúa – cá – vịt, trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc tập trung cũng đang được nhân rộng. “Huyện đã xác định lấy hai khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM là cơ giới hóa nông nghiệp và xây dựng quy ước NTM” – ông Nguyễn Đình Chiêu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho hay.

Ưu tiên đầu tư

Dự kiến, vụ Mùa 2012 xã Đại Thắng sẽ triển khai cơ giới hóa trong khâu cấy tại cả 4 thôn trên địa bàn xã với diện tích 32ha. Ông Nguyễn Đức Soát, Bí thư Đảng ủy xã Đại Thắng cho biết, từ nay đến hết năm, nguồn vốn huy động được sẽ tập trung và các dự án phục vụ sản xuất. Cụ thể như phát triển lúa hàng hóa, cơ giới hóa nông nghiệp, ngành nghề, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi và cứng hóa một số tuyến kênh mương chính…

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Đình Chiêu cũng nhấn mạnh, huyện đã chỉ đạo các địa phương bố trí cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ưu tiên cho công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập cho người nông dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai đề án cơ giới hóa trong nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2014, toàn huyện có 50 – 60% diện tích lúa sử dụng máy cấy. Đây là giải pháp để đồng bộ hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Với mức công suất mỗi máy cấy khoảng 10 – 15ha/vụ, để đảm bảo yêu cầu sản xuất, theo tính toán, huyện Phú Xuyên sẽ cần khoảng 400 – 450 máy cấy. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ 50% từ đề án khuyến nông của thành phố, huyện Phú Xuyên dự kiến sẽ hỗ trợ 10% và yêu cầu các xã đầu tư 10 – 15% để mua máy cấy. Như vậy, người nông dân chỉ phải bỏ ra khoảng 25 – 30% giá trị của mỗi chiếc máy, tương đương 30 – 40 triệu đồng/máy. Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn về vốn, huyện đã phát động nông dân hình thành các tổ, nhóm để cùng nhau góp tiền mua máy cấy.

Có thể bạn quan tâm

Công Bố Nhãn Hiệu Tập Thể “Cam Đường Kim An” Công Bố Nhãn Hiệu Tập Thể “Cam Đường Kim An”

Năm nay, sản lượng cam của xã ước đạt trên 900 tấn, cho hiệu quả kinh tế hơn 50 tỷ đồng. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ", cấp Bằng công nhận tập thể "Cam đường Kim An", giá trị hàng hóa của sản phẩm cam Kim An sẽ tiếp tục được nâng cao, tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho nông dân.

31/12/2014
Mô Hình Trồng Táo Xuân 21 Cho Thu Lãi Trên 15 Triệu Đồng/sào Mô Hình Trồng Táo Xuân 21 Cho Thu Lãi Trên 15 Triệu Đồng/sào

Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.

31/12/2014
Rủ Nhau Làm Bưởi Sạch Rủ Nhau Làm Bưởi Sạch

Về xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) dịp này, ngoài gạo sạch còn nghe người dân bàn chuyện làm bưởi sạch. Làm bưởi sạch có 4 điểm lợi cùng lúc: giảm được nhiều chi phí mua thuốc trừ sâu, giảm công phun xịt, bớt ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng yên tâm.

31/12/2014
Lo Lắng Việc Trái Cây Chín Nhờ Hóa Chất Lo Lắng Việc Trái Cây Chín Nhờ Hóa Chất

Chúng tôi đến 3 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại phường 3, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hỏi mua thuốc ngâm cho trái cây mau chín thì có 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quả quyết trái sống, non cỡ nào mang đi ngâm thuốc thì 1 - 2 ngày sau trái cũng sẽ chín.

31/12/2014
Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn Ngọc Lương (Hòa Bình) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bưởi Diễn

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

31/12/2014