Ưu Điểm Của Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Và Một Số Giống Gà Đặc Trưng

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi gà thả vườn có những đặc trưng cụ thể sau: Có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp; khả năng chống chịu bệnh tốt và tăng trọng khá; nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trường ngày càng tăng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế. Gà thả vườn có nhiều ưu điểm. Cụ thể: Gà có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, đặc biệt có khả năng chịu được thời tiết nóng. Gà có tốc độ tăng trưởng vừa phải.
Ngoại trừ 3 tuần đầu, thức ăn nuôi gà không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Sau 3-4 tuần nuôi dạng công nghiệp, gà có thể thả ra vườn mà sức khỏe của gà vẫn tốt, ít bệnh, chi phí đầu tư thấp. Trên thị trường có nhiều giống gà để người chăn nuôi lựa chọn gà ri lai, gà Lương Phượng, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Hồ, gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Kabir, gà Ross đỏ...
Thực tế cho thấy, trong số các loại gà nêu trên, người chăn nuôi lựa chọn những giống gà như gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Kabir, gà Ross đỏ trong phương thức chăn nuôi thả vườn đạt được hiệu quả chăn nuôi cao. Dưới đây là những ưu điểm thuận cho người chăn nuôi. Cụ thể:
Đối với giống gà Lương Phượng, là loại gà có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Chúng sở hữu màu lông hoa mơ sọc đen, mào và yếm, tích tai màu đỏ, da vàng. Thời gian nuôi giống gà này khoảng 150-155 ngày, chúng sẽ đẻ quả trứng đầu tiên, sản lượng đạt từ 160-170 quả/mái/năm. Lúc 70 ngày tuổi, lượng kg trung bình của gà đạt trên 2kg/con gà trống và 1,8kg/con gà mái, mức tiêu tốn thức ăn khoảng từ 2,4 - 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng là giống gà khá dễ nuôi, tăng trọng nhanh và thịt thơm ngon. Về sức đề kháng bệnh tật cũng rất tốt và có thể thích nghi ở nhiều phương thức nuôi khác nhau, không nhất thiết là phải nuôi thả vườn.
Giống gà Tam Hoàng cũng có xuất xứ từ Trung Quốc, có màu lông vàng hoa mơ, chân, da và mỏ đều có da màu vàng. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm hơn so với gà Lương Phượng, khoảng 135-145 ngày với sản lượng khoảng 131-160 quả/mái/năm. Gà trống lúc xuất bán thịt ở thời điểm 12 tuần tuổi đạt khoảng 2kg/con, còn gà mái dưới 2kg/con. Mức tiêu tốn thức ăn ở giống gà này từ khoảng 3,2-3,6 kg thứ ăn/kg tăng trọng. Giống gà này cũng có sức đề kháng cao và thịt thơm ngon, đặc biệt có thể nuôi chăn thả, công nghiệp hoặc bán công nghiệp đều được.
Tiếp theo là giống gà Kabir có nguồn gốc từ Israel. Chúng có màu lông đỏ sậm, da vàng và ngoại hình thô. Khoảng 24 tuần loại gà này sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và sản lượng trứng đạt khoảng từ 130-140 quả/mái/năm. Thời điểm xuất chuồng lúc 9 tuần, gà đạt trung bình 2,4kg/con trống và 2kg/con mái với chỉ số thức ăn hỗn hợp 2-2,2kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Kabir có khả năng chịu nóng và kháng bệnh cao, mức tăng trọng tốt và có thể nuôi thả vườn hay nuôi công nghiệp.
Cuối cùng là giống gà Ross đỏ. Đây là giống gà kiêm dụng nhập từ Mỹ, chúng được nuôi khá phổ biến ở khu vực miền Bắc nước ta. Gà có màu lông đỏ thẫm và chân da màu vàng. Sau nuôi 4 tháng, khối lượng gà đạt 1,4-1,6 kg/con. Năng suất trứng khoảng 180-250 quả/năm.
Giống gà này cũng có sức đề kháng tốt và dễ nuôi. Những giống gà nêu trên, với đặc điểm chung có khả năng kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon, dễ nuôi... là điều kiện rất thuận lợi giúp cho người chăn nuôi có thể tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế để cải thiện cuộc sống và tiếp tục lựa chọn giống gà nêu trên để đầu tư chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.