Ương cá giống cho lợi nhuận khá

Năm 2002, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và học hỏi kinh nghiệm các lão nông ở địa phương, từ 4.000m2 đất sản xuất lúa hiệu quả thấp, anh Nhỏ mạnh dạn đào 2 ao, mỗi ao rộng 2.000m2, nuôi cá trê vàng lai. Qua 4 tháng nuôi, sản lượng đạt 2 tấn, bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu lãi trên 35 triệu đồng. Bình quân mỗi năm, anh thả 3 vụ, thu lợi nhuận 110 triệu đồng/năm.
Từ thành công này, anh duy trì nuôi cá thương phẩm phục vụ thị trường, tùy theo mùa vụ, anh chủ động nuôi các loại cá, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do nghề nuôi cá cho lợi nhuận khá cao, năm 2005, anh thuê thêm 5.000 m2 đất đào 5 ao nuôi cá điêu hồng giống, mỗi ao rộng 1.000m2.
Bình quân mỗi ao anh thả từ 400 - 500 cá bố mẹ, trong đó cá trống chiếm 10% tổng đàn, mỗi tháng vệ sinh ao 1 lần, giúp cá đẻ sai cho sản lượng 150.000 vạn cá bột/tháng, thương lái đến tại ao mua giá 180.000 đồng/vạn, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi 100 triệu đồng/năm. Năm 2011 đến nay, đầu ra cá điêu hồng không ổn định, anh chuyển sang nuôi cá chép Nhật, 3 tháng bán 1 lần, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.
Nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật, thiết kế ao phù hợp, mật độ thả nuôi hợp lý, nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn, nhiễm phèn và thuốc bảo vệ thực vật, chọn con giống khoẻ, khẩu phần ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, chú trọng cho cá ăn vitamin C, men tiêu hóa, để hạn chế dịch bệnh trong mùa nước nổi hay thời tiết thay đổi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước như: Độ pH, nhiệt độ, khí độc... để có biện pháp xử lý kịp thời, nên anh ngày càng ăn nên làm ra.
Ngoài ra, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con phát triển nghề ương, ép cá giống, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Nhiều năm liền, gia đình anh được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, anh đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.