Unifarm Tăng Diện Tích Trái Cây Xuất Khẩu Trong Năm 2015

Sáng 24-2, ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm), cho biết dịp tết năm nay tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Unifarm làm chủ đầu tư, 60 công nhân của công ty đã ra quân thu hoạch dưa lưới và chuối từ ngày mùng 2 tết. Với 1 ha dưa lưới được trồng trong nhà kính, công ty cung cấp cho thị trường trong nước theo đơn hàng đã ký kết với đối tác; với 12 ha chuối, công ty xuất khẩu sang một số nước.
Về kế hoạch năm 2015, Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm chia sẻ, với nền tảng thị trường trong nước và xuất khẩu được công ty mở rộng trong năm 2014, định hướng năm 2015 Unifarm sẽ tiếp tục tập trung tăng diện tích trồng dưa, chuối… để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà công ty đã mở rộng.
Có thể bạn quan tâm

“Trồng dưa hấu chẳng khác gì đánh bạc, may rủi lắm. Trời thương thì được mùa, được giá, còn không đặng thì phải chịu thua lỗ. Vụ này, ai cũng héo mặt vì giá thấp, còn dưa non thì rụng trái, chết nhiều”- ông Nguyễn Văn Luần (xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai) nói trong than thở.

Gần đây, một số trang mạng điện tử phản ánh về người chăn nuôi gà Đông Tảo phát sốt vì lo, phải mang gà đi ký gửi ở các địa phương khác để tránh dịch. Để tìm hiểu thực hư về những thông tin trên, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu.

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).