Unifarm Tăng Diện Tích Trái Cây Xuất Khẩu Trong Năm 2015

Sáng 24-2, ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm), cho biết dịp tết năm nay tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái, huyện Phú Giáo (Bình Dương) do Unifarm làm chủ đầu tư, 60 công nhân của công ty đã ra quân thu hoạch dưa lưới và chuối từ ngày mùng 2 tết. Với 1 ha dưa lưới được trồng trong nhà kính, công ty cung cấp cho thị trường trong nước theo đơn hàng đã ký kết với đối tác; với 12 ha chuối, công ty xuất khẩu sang một số nước.
Về kế hoạch năm 2015, Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm chia sẻ, với nền tảng thị trường trong nước và xuất khẩu được công ty mở rộng trong năm 2014, định hướng năm 2015 Unifarm sẽ tiếp tục tập trung tăng diện tích trồng dưa, chuối… để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà công ty đã mở rộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.