Ứng Dụng Phụ Phế Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Thịt

Chi cục Thú y tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Hội An (Chợ Mới) tổng kết kế hoạch “Xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ, phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt tại huyện Chợ Mới”.
Để thực hiện mô hình, Chi cục Thú y tổ chức hội thảo tại xã Mỹ An, đồng thời triển khai hình thức, điều kiện để tham gia mô hình và phương pháp hoạt động của mô hình cho 50 cán bộ và nông dân tham dự; tổ chức tập huấn tại xã An Thạnh Trung hướng dẫn kỹ thuật chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt, kỹ thuật trồng cỏ VA06 và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho bò thịt.
Ngoài ra, chọn 6 hộ dân đủ điều kiện để ứng dụng mô hình; tổ chức cho 9 hộ chăn nuôi tham quan mô hình trồng và thiết kế đồng cỏ, mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản tại Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn ở Bến Cát (Bình Dương).
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng chuồng trại, lắp đặt máy cắt thân cây thức ăn, nguyên liệu ủ chua bắp, giống cỏ; hỗ trợ tài liệu tập huấn, tư vấn kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi...
Có thể bạn quan tâm
Mưa lớn kéo dài 3 ngày qua đã làm một số diện tích lúa Thu Đông và rau màu, cây ăn trái trong tỉnh Vĩnh Long ngập cục bộ, gây ảnh hưởng năng suất, thiệt hại cho nông dân.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp tích cực với các địa phương xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có tiêu thụ bưởi da xanh (BDX).

Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.

Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.