Ứng Dụng Phụ Phế Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Thịt

Chi cục Thú y tỉnh An Giang phối hợp UBND xã Hội An (Chợ Mới) tổng kết kế hoạch “Xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ, phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt tại huyện Chợ Mới”.
Để thực hiện mô hình, Chi cục Thú y tổ chức hội thảo tại xã Mỹ An, đồng thời triển khai hình thức, điều kiện để tham gia mô hình và phương pháp hoạt động của mô hình cho 50 cán bộ và nông dân tham dự; tổ chức tập huấn tại xã An Thạnh Trung hướng dẫn kỹ thuật chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt, kỹ thuật trồng cỏ VA06 và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho bò thịt.
Ngoài ra, chọn 6 hộ dân đủ điều kiện để ứng dụng mô hình; tổ chức cho 9 hộ chăn nuôi tham quan mô hình trồng và thiết kế đồng cỏ, mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản tại Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn ở Bến Cát (Bình Dương).
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng chuồng trại, lắp đặt máy cắt thân cây thức ăn, nguyên liệu ủ chua bắp, giống cỏ; hỗ trợ tài liệu tập huấn, tư vấn kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

Người dân nuôi cá điêu hồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg và giá đang tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg (loại 2 con/kg trở lên). Với mức giá này, người nuôi cá điêu hồng sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.