Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới

Riêng trong mùa khô năm nay, hơn 20.000 ha trong khu vực rơi vào tình trạng này, khiến năng suất niên vụ tới có thể giảm từ 30% - 70%.
Để giúp nhà nông vừa tiết kiệm nước tưới, vừa đảm bảo năng suất bền vững cho cà phê, Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đang triển khai nhân rộng công nghệ tưới mới với giá thành thấp, mang lại hiệu quả rõ nét, mở ra triển vọng giải quyết tốt vấn đề nước tưới trong mùa khô.
Gia đình ông Hồ Sỹ Cương, ở thôn 2 xã Hòa Đông, huyện Krông Pách, có 1 ha cà phê mới tái canh năm đầu. Cây mới 9 tháng, nhưng đã cao khoảng 1 mét, tán rộng 50 - 70 cm, và xanh mướt giữa mùa khô nắng cháy.
Ông Cương đóng cầu dao điện, lập tức từ mỗi gốc cà phê có một màn nước mỏng, phun ra từ một bép phun nối với hệ thống ống chạy ngầm dưới mặt đất. Ông Cương Cho biết, hệ thống tưới phun tiết kiệm này là do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chuyển giao và đây chính là điều khác biệt để tạo nên chất lượng vườn cây như như hiện tại.
“Cà phê trồng từ tháng 7/2014 nay đã được 9 tháng những sinh trưởng tốt nên đã có rất nhiều người về thăm quan. Mô hình tưới nước này nếu làm được sẽ rất hiệu quả”, ông Cương cho biết.
Kế bên vườn của Ông Cương là 1ha cà phê của gia đình ông Nguyễn Văn Long, cũng sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm của viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Với mô hình này, được các kỹ sư của viện thiết kế, xây một bể nổi chứa khoảng 2 mét khối nước được bơm lên từ giếng.
Nước sẽ được dẫn về các hàng cây cà phê qua hệ thống ống nhựa cứng. Từ các ống này, nước được chia bởi các ống cao su nhỏ hơn nối với các bép phun xả vào các gốc cà phê. Cùng với đó, phân bón được hòa tan tại bể chứa, theo nước, thẩm thấu đều đến từng cây, nên cà phê phát triển rất nhanh.
“Lượng nước tưới tiết kiệm có lợi về công và nước cho những người làm nông. Nếu mà người bình thường chúng tôi trồng bình thường thì phải 3 năm sau mới cho thu nhập, còn trồng theo mô hình tái canh này 12 tháng tuổi đã có thu nhập”, ông Long cho biết.
Theo TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước, giúp cà phê mới trồng phát triển nhanh hơn hẳn so với cách tưới bón truyền thống.
Nếu công nghệ này áp dụng trên diện tích cà phê tái canh bằng cây cà phê chồi ghép, nông dân có thể được thu bói ngay trong năm trồng đầu tiên. Ở các vườn cà phê đang kinh doanh, tưới-bón theo công nghệ mới cũng mang lại năng suất cao hơn chừng 20%, đồng thời tiết kiệm đáng kể các loại chi phí.
“Hệ thống tưới tiết kiệm được khoảng 20% lượng nước tưới, đồng thời tiết kiệm được khoảng 20% phân bón Kali và Ure. Theo nguyên lý, phân bón được cung cấp qua nước tưới cho nên với hệ thống này tổn thất do bay hơi, vương vãi hầu như không có còn giảm chi phí nhân công tưới cây”, TS. Lê Ngọc Báu cho biết.
Công nghệ tưới tiết kiệm được viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tham khảo từ mô hình của Israel hơn 10 năm trước. Các kỹ sư của viện đã nghiên cứu cải tiến, đến năm 2014 đã thí điểm cho các hộ tại huyện Krông Pách, chi phí cho mỗi ha dao động trong khoảng 20 - 30 triệu đồng tùy theo loại ống nhựa sử dụng.
Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm này, người dân rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tiết kiệm được nước tưới, phân bón và chi phí nhân công, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của vườn cây. Công nghệ này đang được mong đợi sẽ trở thành bước đột phá trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới trong mùa khô tại Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18.6, tại TP. Bắc Ninh, T.Ư Hội NDVN tổ chức hội nghị giao ban Công tác hội và phong trào ND khu vực đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu năm 2012. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Lều Vũ Điều chủ trì hội nghị.

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng