Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...
Để hạn chế những rủi ro cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc” tại hộ ông Nguyễn Ngọc Khiên, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với quy mô 3.000 m2, mật độ nuôi 90 con/m2.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc được tiến hành như sau: trước tiên nạo vét, tẩy dọn đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi (liều lượng 300 kg/3.000m2) và phơi đáy ao 5 ngày, rồi cấp nước vào ao qua lưới lọc (mực nước cấp vào ao 1,4m), chạy quạt 3 ngày rồi diệt cá tạp bằng Saponin (liều lượng 60 kg/3.000m2) và diệt tảo độc; 3 ngày sau, tiến hành diệt khuẩn, sau đó chạy quạt liên tục 3 ngày rồi mới cấy vi sinh, gây màu nước, sau 3 ngày nữa thì tiến hành thả giống.
Mô hình đã thả giống ngày 21/6/2013 (kích cỡ giống tôm Post 12). Đầu vụ nuôi, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước ao còn ít, việc phát triển biofloc chưa thuận lợi nên cần duy trì màu nước nhạt để tạo thuận lợi cho tôm sinh trưởng.
Khi ứng dụng công nghệ biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ biofloc được kiểm tra hàng ngày vào 9 giờ sáng bằng bình phễu để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép, trong mô hình nuôi mật độ biofloc khống chế trung bình 3 ml/L.
Sau hơn 1 tháng nuôi, vừa qua Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền đến người nuôi trên địa bàn. Kết quả tại thời điểm hội thảo, tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 95 con/kg.
Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ tổ chức nghiệm thu mô hình vào tháng thứ 3.
Có thể bạn quan tâm

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.