Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...
Để hạn chế những rủi ro cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc” tại hộ ông Nguyễn Ngọc Khiên, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với quy mô 3.000 m2, mật độ nuôi 90 con/m2.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc được tiến hành như sau: trước tiên nạo vét, tẩy dọn đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi (liều lượng 300 kg/3.000m2) và phơi đáy ao 5 ngày, rồi cấp nước vào ao qua lưới lọc (mực nước cấp vào ao 1,4m), chạy quạt 3 ngày rồi diệt cá tạp bằng Saponin (liều lượng 60 kg/3.000m2) và diệt tảo độc; 3 ngày sau, tiến hành diệt khuẩn, sau đó chạy quạt liên tục 3 ngày rồi mới cấy vi sinh, gây màu nước, sau 3 ngày nữa thì tiến hành thả giống.
Mô hình đã thả giống ngày 21/6/2013 (kích cỡ giống tôm Post 12). Đầu vụ nuôi, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước ao còn ít, việc phát triển biofloc chưa thuận lợi nên cần duy trì màu nước nhạt để tạo thuận lợi cho tôm sinh trưởng.
Khi ứng dụng công nghệ biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ biofloc được kiểm tra hàng ngày vào 9 giờ sáng bằng bình phễu để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép, trong mô hình nuôi mật độ biofloc khống chế trung bình 3 ml/L.
Sau hơn 1 tháng nuôi, vừa qua Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền đến người nuôi trên địa bàn. Kết quả tại thời điểm hội thảo, tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 95 con/kg.
Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ tổ chức nghiệm thu mô hình vào tháng thứ 3.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi của huyện Vĩnh Thạnh đang gặp nhiều khó khăn. Các tiêu chí như nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo, môi trường, chợ nông thôn… đang trở thành những thách thức khó vượt qua đối với các xã đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.