UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam, diện tích nuôi tôm lót bạt trên địa bàn là 340ha, sản lượng thu hoạch đạt 9.200 tấn. Trung bình trên ha diện tích, các nông hộ thu được bình quân 30 - 50 tấn/ năm, thu được khoảng 3 - 5 tỷ/ha/năm. Từ tháng 6 - 2013, giá tôm chạm “đỉnh” nên trên địa bàn đã xảy ra tình trạng nhà nhà nuôi tôm, người người nuôi tôm. Hậu quả nhãn tiền là nước biển xâm thực sâu vào đất liền; mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm; bức tử sông Trường Giang; khó kiểm soát bệnh trên tôm nuôi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang kết luận: cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh cần vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt không để phát sinh ao nuôi mới. Đối với các diện tích tôm đang thả nuôi, cho phép được nuôi đến khi thu hoạch, sau đó các nông hộ hoặc phải cam kết nuôi đúng quy trình, không gây hại môi trường hoặc không được nuôi tiếp. Về lâu dài, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài nguyên – môi trường và các phòng, ban trên địa bàn rà soát lại tât cả các diện tích nuôi, quy hoạch tạm thời, phân bố lại vùng nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thị Chính, ở ấp So Đũa, xã Thạnh Xuân (Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết: "Tôi trồng 60 bụi chuối, cứ thu hoạch 2 lần/tháng, sản lượng 20 – 40 buồng, bán với giá từ 70.000 – 90.000 đồng/chục, nhưng hơn tháng nay giá chỉ còn 40.000 – 45.000 đồng/chục".

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá bưởi da xanh ổn định và luôn đứng ở mức khá cao. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ nhưng giá vẫn đứng ở mức 38.000 đ/kg loại I; loại II có giá 28.000 đ/kg; loại III giá 18.000 đ/kg. Với mức giá này sau khi trừ chí đầu tư nhà vườn thu lãi hơn 70%/tổng thu nhập.

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.