Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh ở Nghệ An là 11%

Tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh ở Nghệ An là 11%
Ngày đăng: 03/11/2015

Sau khi ổ dịch tai xanh trên đàn lợn xẩy ra trên địa bàn xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên) vào ngày 20/10, các biện pháp phòng chống dịch cần thiết tại đây đã được triển khai.

Ông Nghiêm Xuân Bảo, trạm trưởng Trạm thú y huyện cho biết:

“Đến nay, huyện đã hoàn thành tiêm 2.000 liều vacxin chống dịch ở các xã Hưng Mỹ và các xóm vùng bị dịch dịch uy hiếp, tiêu hủy thêm 9 con lợn phát bệnh sau khi tiêm.

Chúng tôi yêu cầu các hộ có lợn bị tiêu hủy phải đồng thời tiêu hủy ngay toàn bộ lượng thức ăn còn dư thừa, tuyệt đối không chuyển cho hộ khác.

Với vùng bị dịch uy hiếp, thường xuyên theo dõi đàn lợn, đặc biệt những vùng mà các hộ chăn nuôi sử dụng nước từ kênh Hoàng Cần, kiểm soát việc vận chuyển.

Đồng thời, phát động nhân dân toàn huyện tiến hành tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; các gia đình chăn nuôi tự dọn vệ sinh, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh”.

 

Tiêm phòng vacxin tai xanh cho đàn lợn tại xóm 7, xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên).

Quy luật phát sinh dịch bệnh tai xanh thường từ 2 - 3 năm.

Trong các năm 2009, 2011 và 2013, dịch đã gây những thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi của Nghệ An.

Đến nay, trong khoảng thời gian gần 30 tháng, sau khi “hoành hành” ở 7 huyện (buộc phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn), dịch tai xanh đã quay trở lại.

Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, thời gian khá dài đó đã làm nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng dịch của người chăn nuôi.

Khi mang vi rút, con vật không có biểu hiện lâm sàng, nhưng vẫn có thể đang mang mầm bệnh và thường xuyên bài thải ra ngoài, làm môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.

Thực tế cho thấy, thường sau 2 - 3 năm, khi miễn dịch tự nhiên giảm, tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh khác thấp, môi trường thời tiết thay đổi, mầm bệnh sẽ có điều kiện bùng phát thành dịch, kể cả ở những vùng chưa từng bị do hoạt động lưu thông, buôn bán làm phát tán mầm bệnh ra môi trường trên diện rộng.

Rắc vôi tại khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch tai xanh.

Từ thực tế dịch ở xã Hưng Mỹ cho thấy, ý thức và thói quen của người dân trong phòng chống dịch vẫn còn hạn chế.

Đàn lợn không được tiêm phòng vacxin tai xanh.

Để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh, ngoài giám sát của các lực lượng chức năng, người chăn nuôi phải chủ động trong bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình mình, không chủ quan, giấu bệnh tự điều trị hoặc đem tiêu thụ.

Mua con giống ở những cơ sở chăn nuôi uy tín, lợn nái được tiêm phòng đầy đủ, tuyệt đối không mua trôi nổi vì lợn con có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao.

Trong những giai đoạn “nhạy cảm”, nguy cơ cao như hiện nay, cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, sử dụng nguồn nước sạch cho lợn uống cũng như dọn vệ sinh chuồng trại.

Thường xuyên quét dọn, thu gom phân rác, dùng vôi bột rải hoặc nước vôi hòa loãng quét xung quanh tường, đường đi...

để tiêu diệt mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Biến nơi hoang vu thành trang trại cam ngọt Biến nơi hoang vu thành trang trại cam ngọt

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

29/10/2016
Chàng kỹ sư quyết đưa khổ qua rừng sạch lên phố Chàng kỹ sư quyết đưa khổ qua rừng sạch lên phố

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

29/10/2016
Trở thành triệu phú nhờ trồng cam Sành Trở thành triệu phú nhờ trồng cam Sành

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

29/10/2016
Nâng cao hiệu quả mô hình tôm - lúa trước tác động biến đổi khí hậu Nâng cao hiệu quả mô hình tôm - lúa trước tác động biến đổi khí hậu

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô

31/10/2016
Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường Gạo vuông tôm và cơ hội đến thị trường

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến

31/10/2016