Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuyệt chiêu trồng táo trong chậu làm chơi ăn thật

Tuyệt chiêu trồng táo trong chậu làm chơi ăn thật
Ngày đăng: 08/10/2015

Táo có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa thu và mùa xuân ở miền Bắc và trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam.

1. Chuẩn bị

Một vài quả táo

Đất trồng: Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (từ đất sét trung bình đến đất cát) nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.

Giấy ăn

Chậu

Túi nhựa

 2.Tiến hành trồng

Sau đó, bạn đặt hạt giống táo vào hai khăn giấy gấp lại và tưới nước đủ để làm khăn giấy ướt như trong hình.

Để hạt nằm gọn bên trong và làm ướt nó một lần nữa và để ở nơi có độ ẩm cao, thậm chí bạn có thể gói chúng trong bao nhựa và đặt trong tủ lạnh ngăn mát.

Chờ cho hạt nứt nanh, nảy mầm trong khoảng thời gian từ 1- 3 tháng. Thậm chí, chúng có thể mất nhiều thời gian hơn, thời gian này bạn cần kiên nhẫn chờ đợi.

Cách khoảng 10-14 ngày bạn nên kiểm tra các dấu hiệu của vỏ. Hãy chắc chắn rằng khăn giấy để gói những hạt giống này luôn trong trạng thái đủ ẩm ướt.

Sau khi hạt đã nảy mầm, đem gieo chúng xuống đất và để ở nơi có nhiều ánh sáng (Có thể dùng nhíp để gắp trong quá trình chuyển mầm ra chậu). Những hạt mầm táo này cần ít nhất 8-10 giờ ánh sáng mỗi ngày, vì vậy bạn có thể dùng ánh sáng nhân tạo nếu cần thiết.

Luôn giữ ẩm đất nhưng cần chú ý để đất thoát nước. Trong khoảng 30 ngày sau, những chiếc lá nhỏ đầu tiên sẽ xuất hiện.

 

Những cây giống đã được khoảng 8 tuần.

 

Hình ảnh những cây táo đã được 4 tháng tuổi.

Khi cây đã lớn có thể đem ra đất rộng trồng để cây có đầy đủ ánh sáng, diện tích,... phục vụ cho việc ra hoa kết trái.

Lưu ý khi trồng táo trong chậu:

Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi.

Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.

Táo cho năng suất rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó.

Phải bón lót thật đầy đủ, đào hố sâu và rộng để trữ nguồn dinh dưỡng. Rễ táo phát triển mạnh, nó có thể ăn xa gấp 5-6 lần đường kính của tán và ăn sâu tới tận 1,5m. Khi táo ra hoa kết trái cần tăng cường thêm phân cho cây.

Táo ra rất nhiều hoa và cũng rụng rất nhiều. Những hoa không kịp thụ phấn sẽ bị rụng. Chờ tới khi hoa táo ra rộ, ta khoanh bỏ hẳn một lớp vỏ rộng khoảng 2cm, vị trí khoanh ở phần thân chính cách gốc độ 1-1,2m, nơi các cành bên bắt đầu ra ít hoa hoặc không có hoa.

Sau khi khoanh ta phải buộc chống ngay. Làm vậy, số quả đậu sẽ tăng lên nhiều và quả có thể nặng gấp rưỡi.

3. Thu hoạch

Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.

Chúc các bạn trồng táo trong chậu thành công!


Có thể bạn quan tâm

Giá ớt lên đến 45.000 đồng/kg Giá ớt lên đến 45.000 đồng/kg

Ngày 22-6, bà Nguyễn Thị Hòa, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết gia đình đang thu hoạch ớt với giá 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao so với nhiều năm qua, đã mang lại mức thu nhập khá cho người trồng ớt.

26/06/2015
Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

26/06/2015
Nông dân trồng sen mong có thị trường ổn định Nông dân trồng sen mong có thị trường ổn định

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…

26/06/2015
Dùng ong ký sinh trừ dịch hại ngoại lai Dùng ong ký sinh trừ dịch hại ngoại lai

Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh lây lan nhanh gây hại sắn trên diện rộng, đây là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam. Tiến sĩ Ignazio Graziosi, chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế khu vực châu Á (CIAT-Asia), đã đến Phú Yên để nghiên cứu mức độ gây hại và cách phòng trừ rệp sáp bột hồng. Báo Phú Yên phỏng vấn tiến sĩ Ignazio Graziosi xung quanh vấn đề này.

26/06/2015
Mùa xoài thất thu Mùa xoài thất thu

Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...

27/06/2015