Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tuy Ðức (Đắk Nông) điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng

Tuy Ðức (Đắk Nông) điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng
Ngày đăng: 20/04/2015

Huyện Tuy Đức (Đắk Nông) hiện có 23 công trình thủy lợi đang hoạt động phục vụ nước tưới cho khoảng 6.000 ha cây trồng các loại. Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn huyện đã gieo trồng được gần 495 cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó, lúa trên 367 ha.

Diện tích lúa tập trung trên địa bàn xã Quảng Trực, Đắk Búk So, Quảng Tân, Quảng Tâm, Đắk R’tíh. Hiện nay, đa số diện tích lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Một số diện tích gieo sạ sớm như ở xã Đắk R’tíh đã bước vào giai đoạn trổ bông.

Công tác thủy lợi đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây lúa, không xảy ra tình trạng khô hạn. Các đơn vị chức năng của huyện đã tăng cường công tác dự báo, theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây trồng. Một số chân ruộng xảy ra một số bệnh thông thường trên cây lúa như bệnh vàng lá, sâu cuốn lá gây hại ở mức độ nhẹ và đã được xử lý.

Vụ mùa này, người dân địa phương trồng trên 74 ha khoai lang, phần lớn diện tích tập trung tại xã Đắk Búk So và xã Quảng Tâm. Hiện nay, khoai lang đang trong giai đoạn phát triển củ, một số diện tích có nước tưới và trồng sớm sắp cho thu hoạch. Toàn huyện gieo trồng 30 ha ngô, vượt 29% so với kế hoạch đề ra và tăng gần 8 ha so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, cây ngô đang trong giai đoạn trổ cờ phun râu.

Hơn 5.500 ha cây công nghiệp dài ngày, trong đó chủ yếu là cà phê, điều và hồ tiêu cũng đang phát triển thuận lợi. Người dân chủ yếu sử dụng nước tưới tại các công trình thủy lợi, sông, suối và đào, nạo vét ao, hồ trữ nước tưới cho cà phê, hồ tiêu. Hiện tại, một số vùng, người dân đã phải tưới cho cà phê tới đợt thứ 4 nhằm cung cấp nước để cây đậu trái và hình thành nhân.

Theo bà Phạm Thị Phượng, Phó Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết, vụ đông xuân năm nay, thời gian khô hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao hơn những năm trước. Tuy nhiên, do huyện thực hiện tốt công tác dự báo, dự trữ, điều tiết nước nên trên địa bàn không có diện tích cây trồng nào tại các xã bị khô hạn, nhất là diện tích lúa nước và cà phê đều đảm bảo.

Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã tích cực phối hợp với UBND các xã, Chi nhánh Công ty TNHH Khai thác các công trình thủy lợi Tuy Đức tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi trong nhân dân, sử dụng nước tiết kiệm. Những công trình thủy lợi phục vụ nước cho cây lúa thì cử cán bộ xuống mở cống điều tiết cho lần lượt từng khu vực.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu mùa vụ, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã khuyến cáo người dân nên chọn gieo trồng các giống cây có sức chịu hạn tốt, ngắn ngày. Vụ mùa này toàn bộ diện tích khoai lang người dân đều trồng giống Nhật Bản do thời gian chăm sóc ngắn, giá trị cao và chọn trồng tại những vùng đất đảm bảo nước tưới nên phát triển tốt.

Bên cạnh việc chính quyền và người dân chủ động điều tiết, trữ nước tưới và sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý thì vào đầu tháng tư này, các vùng như ở xã Quảng Tâm, Quảng Tân, Đắk R’tíh… đã có một số cơn mưa với lượng nước vừa phải đã góp phần giúp cho cây trồng có thêm nước để chống hạn. Hiện tại, một số hồ đã gần xuống dưới mực nước chết nên UBND huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Tuy Đức tiếp tục điều tiết nước tưới hợp lý cho cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.

14/01/2015
Thời Của Bò Thịt Thời Của Bò Thịt

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

14/01/2015
Những Con Số Biết “Nói” Những Con Số Biết “Nói”

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

14/01/2015
Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Tăng Mạnh Trong 8 Tháng

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

06/09/2014
Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

27/04/2015