Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tưới Nước Tiết Kiệm - Cứu Cánh Cho Nông Dân Trong Mùa Khô

Tưới Nước Tiết Kiệm - Cứu Cánh Cho Nông Dân Trong Mùa Khô
Ngày đăng: 19/04/2013

Đang là đỉnh điểm mùa khô, hàng ngàn nông dân phải loay hoay vì nguồn nước cạn kiệt. Những mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nhiều gia đình không rơi vào cảnh “khát nước”. Mô hình tưới nước nhỏ giọt của gia đình anh Nguyễn Văn Tửng ở xã Thuận Phú (Đồng Phú) là một điển hình.

Giải Pháp Chống Hạn Cho Mùa Khô

Mùa khô đã ở giai đoạn đỉnh điểm nhưng nhờ áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt nên dù chỉ có 1 cái giếng khoan, vườn quýt hơn 500 gốc của gia đình anh Nguyễn Văn Tửng vẫn xanh tốt, đều trái và hứa hẹn cho năng suất cao. Trước đây, hệ thống tưới nhỏ giọt của gia đình anh Tửng dùng cho 3 ha măng tây. Do kinh doanh măng tây không ổn định nên gia đình anh chuyển sang trồng quýt đường và tiếp tục sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.

Anh Tửng chia sẻ: Nước khi bơm lên được dẫn qua bồn lọc chất cặn bẩn, sau đó dẫn ra đường ống rồi đưa đến từng gốc quýt. Đường ống dẫn nước đặt cố định khắp vườn, tới từng gốc cây sẽ được lấp dưới đất. Ống bằng nhựa mềm, to bằng ngón tay cái, đục lỗ nhỏ. Chỉ khi căng ống nước mới phun ra, bình thường ống xẹp cũng khép lỗ thoát nước lại nên không sợ bị côn trùng chui vào. Khi bơm, nước được tưới trực tiếp vào gốc, không tràn ra ngoài như cách tưới truyền thống. Vì vậy lượng nước được giữ lại rất lâu, 5-6 ngày mới tưới một lần. Không chỉ tiết kiệm được 50% nước tưới, công lao động cũng tiết kiệm tuyệt đối. Trước kia vườn của gia đình anh Tửng cần 2 người để kéo ống nước đến từng gốc cây, mất một buổi sáng. Bây giờ, chờ đêm xuống điện mạnh, chỉ cần bật công tắc và canh một giờ sau ra tắt.

Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp ở Chơn Thành cũng áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm cho 3 sào nho và rau. Hiện tại, trung tâm đang áp dụng cả ba mô hình: tưới nhỏ giọt cho rau và nho, tưới phun sương cho cây họ đậu, thân mềm và tưới phun mưa cho những vườn ươm lớn, cây công nghiệp. Trong đó, mô hình tưới nhỏ giọt vừa được áp dụng từ tháng 10-2012 cho rau và nho lấy lá đã tiết kiệm nước đáng kể. Ngoài ra còn tiết kiệm điện, công lao động... Nho lấy lá là loại cây trồng có chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, nên khi tưới nước đầy đủ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai.

Anh Lê Văn Tuân, kỹ sư trực tiếp tưới và chăm sóc vườn rau và nho cho biết: Với hệ thống tưới tiết kiệm, một bồn nước 25 khối có thể tưới được 3 ha. Chúng tôi kết hợp giữa tưới nước và lượng phân bón thích hợp, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước vừa mang lại hàm lượng dinh dưỡng hợp lý cho vườn cây. Với cách tưới trước đây, 6 sào rau cần 300m dây và xây dựng một hệ thống tưới đều ra các hướng. Nước không được tưới trực tiếp vào gốc mà chỉ bơm trên bề mặt làm trôi nước, trôi đất rất nhiều. Mô hình tưới nhỏ giọt đã khắc phục được những nhược điểm này và có một số ưu điểm như: bộ rễ được tiếp xúc với nước trực tiếp, hấp thu tốt dưỡng chất cung cấp cho cây...

Hiệu Quả Cao

Anh Tuân cho biết: Mô hình tưới nước nhỏ giọt khá đơn giản, bao gồm: máy bơm, bồn chứa, hệ thống lọc tạp chất, hệ thống phân bón, đường ống dẫn, hệ thống tạo giọt. Hiện hệ thống tưới nhỏ giọt là phương pháp hữu hiệu cho mùa khô, có thể giảm từ 30-40% lượng nước so với cách tưới thông thường. Chi phí một lần lắp đặt khoảng 25-50 triệu đồng/ha, tùy loại cây trồng và mật độ gốc cây/ha.

Anh Trần Minh Đức, Giám đốc Trung tâm giống nông - lâm nghiệp cho biết: Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể sử dụng để bón phân cung cấp nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho cây trồng, giảm tối đa lượng phân bón bị bốc hơi hay rửa trôi. Khi áp dụng mô hình này cho cây trồng sẽ giúp bộ rễ phát triển khỏe, tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây. Mặt khác, tưới nhỏ giọt luôn duy trì độ ẩm vừa phải nên có thể tăng độ xốp, độ phì nhiêu của đất, không làm đất bị xói mòn hoặc nén chặt, hạn chế cỏ dại.

Mô hình tưới nhỏ giọt của gia đình anh Tửng được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chọn thí điểm và tặng lại cho gia đình. Anh Tửng cho biết: Từ lúc áp dụng mô hình này, vườn cây nhà anh đã không còn lo thiếu nước và không cần thuê mướn nhân công như trước.

Đây là tin vui, cứu cánh cho hàng ngàn hộ nông dân đang đối mặt với hạn hán trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Hợp Tác Khai Thác Hải Sản Với Các Nước Trong Khu Vực Tăng Cường Hợp Tác Khai Thác Hải Sản Với Các Nước Trong Khu Vực

Là nội dung chỉ đạo đáng chú ý được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2013, diễn ra sáng 14-10 tại UBND tỉnh Kiên Giang.

17/10/2013
Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá

Theo Cục BVTV, trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước.

03/08/2013
Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre) đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần giống bò địa phương sang hướng nuôi bò lai, có giá trị kinh tế cao.

17/10/2013
Tái Cấu Trúc Nông Nghiệp Là Nhiệm Vụ Cấp Bách Tái Cấu Trúc Nông Nghiệp Là Nhiệm Vụ Cấp Bách

Đông đảo chuyên gia kinh tế và đại diện doanh nghiệp đã tham gia buổi tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - Nhìn từ kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2013” tổ chức chiều qua (30.7) tại Hà Nội.

03/08/2013
Liên Kết Giữa Nông Dân Và Doanh Nghiệp Trong Chuỗi Cá Tra Liên Kết Giữa Nông Dân Và Doanh Nghiệp Trong Chuỗi Cá Tra

Mới đây, tại TP Cần Thơ diễn ra hội thảo "Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng" do Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức.

18/10/2013