Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng

Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng
Ngày đăng: 06/08/2014

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

Theo ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh, nghề trồng hoa kiểng bắt đầu “nhen nhóm” ở địa phương trong gần 2 năm trở lại đây. Khi ấy, xã có Tổ hợp tác sản xuất hoa kiểng với 17 thành viên, trồng khoảng 2ha. Tuy nhiên, các thành viên này trồng chủ yếu tự phát, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không cao, thương lái dễ dàng ép giá. Từ đó, Hội Nông dân xã quyết định thành lập Chi hội trồng hoa kiểng để tìm hướng đi cho nghề trồng kiểng của địa phương.

Việc trồng kiểng của anh Nguyễn Duy Linh phát triển hơn khi tham gia Chi hội hoa kiểng của xã

Tham gia chi hội, hội viên được tập huấn nâng cao tay nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp vốn, tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các cuộc họp lệ định kỳ hàng tháng, hội viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chọn giống được giải đáp thắc mắc trong việc trồng, chăm sóc và tạo dáng cho cây kiểng...

Nhờ đó, vườn hoa kiểng của hội viên được chăm sóc và phát triển tốt hơn, sản phẩm dần nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ông Lê Văn Hải - Chi hội phó Chi hội hoa kiểng xã Bình Thạnh cho biết: “Hội viên chi hội đều có cùng đam mê cây cảnh. Trong 32 hội viên chi hội, có đến 90% hội viên đã tham gia lớp học sửa kiểng bon sai nên nắm được các kỹ thuật căn bản. Dù còn non trẻ so với các địa phương trong và ngoài tỉnh, nhưng anh em trong chi hội quyết tâm đưa nghề trồng hoa kiểng của địa phương phát triển trong tương lai.”

Bên cạnh việc tổ chức sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng cũng được chi hội quan tâm. Chủ nhiệm chi hội có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu xuất sản phẩm của hội viên và giới thiệu đến các thương lái. Nhờ vậy, sản phẩm hoa kiểng của địa phương tiêu thụ dễ dàng, hội viên thu nhập ổn định.

Đến nay, thành viên chi hội tăng lên 32 người với diện tích trồng trên 5ha. Bình quân mỗi năm, chi hội cho xuất khoảng 10 ngàn sản phẩm các loại như: mai vàng, hồng lộc, kè bạc, sầu đo... Anh Nguyễn Duy Linh, ấp Bình Hòa tâm sự: “Muốn làm ăn lớn thì phải liên kết lại, chứ từng hộ làm riêng lẻ sẽ gặp khó khăn về tiêu thụ.

Vì vậy, khi Hội Nông dân xã thành lập chi hội, tôi xin tham gia ngay. Vào chi hội, được tiếp cận các kỹ thuật và hỗ trợ vốn nên việc trồng kiểng của gia đình tôi cũng phát triển hơn. Sau gần 1 năm rưỡi chăm sóc, gia đình tôi vừa xuất gần 500 cây mai cho thương lái, trừ chi phí còn lãi gần 50 triệu đồng. Hiện tại, tôi còn hơn 600 gốc mai kiểng, dự kiến có thể xuất 300 cây vào cuối năm.”

Vừa qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân, có 24 hội viên được chi hội vay 600 triệu đồng. Với số vốn vay, nhiều hội viên đã đầu tư mở rộng diện tích trồng, tăng số lượng cây kiểng của gia đình. Chi hội còn thành lập quỹ tương trợ hội viên với vốn vận động trên 30 triệu đồng cho hội viên vay luân phiên không tính lãi để đầu tư cho việc mua chậu, phân bón, con giống...

Ngoài ra, Hội Nông dân xã còn hỗ trợ kinh phí để tổ chức cho các nhóm hội viên đi học hỏi kinh nghiệm các địa phương có truyền thống phát triển nghề trồng kiểng như TP.Sa Đéc hay ở các địa phương ngoài tỉnh như: huyện Cái Mơn, Chợ Lách (Bến Tre), quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh)...


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

26/11/2014
Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

19/06/2014
Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

26/11/2014
Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.

19/06/2014
Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

26/11/2014