Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từng Bước Gầy Dựng Tên Tuổi Trái Cây Đặc Sản

Từng Bước Gầy Dựng Tên Tuổi Trái Cây Đặc Sản
Ngày đăng: 09/12/2013

Xác định thương hiệu là “lời giải” để nâng cao chất lượng trái cây và lợi nhuận cho nhà vườn, ngành nông nghiệp đã tăng cường quy hoạch vùng sản xuất, tạo dựng thương hiệu cho nhiều loại trái cây đặc sản. Trong đó, đầu ra sản phẩm vẫn xem là giải pháp then chốt nhằm phát triển vườn cây ăn trái ổn định cũng đang được quan tâm đầu tư.

Khó khăn nội tại

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại. Hiện toàn tỉnh có khoảng 49.000ha cây ăn trái. Trong đó có trên 41.600ha giai đoạn cho trái, sản lượng hàng năm gần 400.000 tấn.

Năm 2002, bưởi Năm Roi từng được một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng, thiết lập trang web để quảng bá. Tháng 9/2008, với sự tài trợ từ dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức, gọi tắt là GTZ và Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam tổ chức chứng nhận GlobalGAP cho bưởi Năm Roi Mỹ Hòa- Bình Minh.

Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, chứng nhận này hết hạn và do chi phí cao trong khi nông dân chưa thấy hiệu quả từ việc đầu tư này nên không mạnh dạn đầu tư.

Từ đó, thương hiệu trên sa sút. Thêm vào đó là tình trạng sâu đục trái hoành hành, giá tăng nhưng có lúc “không có bưởi để bán”, nhà vườn bỏ bê vườn tược.

Tương tự, chôm chôm Java Tân Khánh (ấp Tích Khánh, xã Tích Thiện- Trà Ôn) đạt chứng nhận GlobalGAP từ tháng 3/2012.

Tuy nhiên, đến nay hợp tác xã (HTX) “chưa thể xuất ngoại mà chủ yếu bán cho thương lái nhỏ lẻ”. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng giao thông không được đầu tư nên doanh nghiệp không có những hợp đồng lớn mà chỉ mua bán qua thương lái nhỏ.

HTX Chôm chôm Java Tân Khánh có 41 xã viên với trên 40ha đất chuyên canh. Ban chủ nhiệm HTX cũng nhiều lần xúc tiến việc xuất bán chôm chôm ra nước ngoài, tuy nhiên do yêu cầu quá nghiêm ngặt của phía đối tác nên HTX không đáp ứng được.

Theo các xã viên thì việc thực hành nông nghiệp tốt là một hướng đi đúng. Hiện mặc dù chứng nhận thương hiệu hết hạn nhưng nhà vườn ở đây vẫn áp dụng sản xuất sạch, theo quy trình. Vấn đề nhà vườn lo lắng nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm hiện rất bấp bênh.

Tạo thương hiệu

Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ nay đến năm 2014, dự kiến sẽ cấp giấy chứng nhận GlobalGAP cho HTX Bưởi Năm Roi Đông Thành (TX Bình Minh) trên diện tích 26ha và HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước (Long Hồ), diện tích 15,9ha; cấp chứng nhận VietGAP cho cam sành Tam Bình trên diện tích 5ha, với 30 hộ tham gia.

Chẳng những có diện tích lớn mà chất lượng trái cây ở Vĩnh Long nổi tiếng ngon. Cuối tháng 7/2013, chương trình khảo sát thương hiệu nhãn hiệu cũng đã cấp chứng thư thẩm định nhãn hiệu bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (TX Bình Minh) vào top 10 và cam sành Tam Bình trong top 50 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng.

Trước nhu cầu đòi hỏi thị trường phải truy rõ nguồn gốc xuất xứ của từng loại trái cây xuất khẩu, trong tháng 7 vừa qua, Ban chủ nhiệm HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa cũng được củng cố lại, đồng thời xúc tiến những thủ tục tiến tới đề nghị tái cấp giấy chứng nhận GlobalGAP. Đây sẽ là giấy thông hành để đưa bưởi Năm Roi tiếp tục được xuất khẩu sang nhiều nước Châu Âu.

Đối với cam sành, được sự hỗ trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản), từ năm 2009, các xã: Ngãi Tứ, Bình Ninh, Mỹ Thạnh Trung, Loan Mỹ và Tường Lộc đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng trên diện tích 20,2ha, thu hút 36 nhà vườn tham gia, mang lại nhiều triển vọng.

Không chỉ giảm sâu bệnh mà vườn cam còn thu lợi “kép” từ việc trồng ổi xen, phòng chống rầy chổng cánh. Kinh nghiệm được rút ra, thay vì mở rộng diện tích ồ ạt, ông Lê Văn Chiến- Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình cho biết: Từ năm 2015, sẽ không phát triển vườn mới mà ổn định 2.000ha trồng cam sành tập trung ở các xã: Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp. Huyện Tam Bình cũng xây dựng dự án thu hút doanh nghiệp đầu tư kho trữ và công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị trái cây, phát triển thương hiệu hướng đến xuất khẩu.

Song song đó, tỉnh Vĩnh Long cũng tập trung nguồn lực nhằm xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho trái cây. Những thị trường được nhắm đến là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore,…

Năm 2013 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp xác định việc xây dựng thương hiệu cho cây ăn trái là một trong những mục tiêu quan trọng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân để đầu tư thâm canh phát triển nhiều cây trồng đặc sản như bưởi Năm Roi, cam sành, chôm chôm và các chủng loại cây ăn trái khác như sầu riêng, thanh long…

Cục Trồng trọt đã thông qua lịch rải vụ 5 loại trái cây chủ lực có khả năng cạnh tranh vùng Nam Bộ gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn. Theo đó, ở ĐBSCL diện tích rải vụ đối với cây sầu riêng là 4.100ha; các tỉnh tham gia là Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Đối với xoài là 11.120ha, rải vụ tập trung ở 5 tỉnh, thành phố là: Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ. Đối với cây nhãn là 14.000ha, sản xuất rải vụ ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang. Rải vụ chôm chôm là 3.200ha ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long.


Có thể bạn quan tâm

Lai Châu chủ trương phát triển nuôi cá nước lạnh Lai Châu chủ trương phát triển nuôi cá nước lạnh

Tỉnh Lai Châu sẽ quy hoạch phát triển theo khu vực tập trung và phân tán cho từng loại cá hồi và cá tầm tại một số địa phương.

14/04/2015
Tập huấn nuôi tôm sạch Tập huấn nuôi tôm sạch

Sáng 11/4, Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức hội thảo tập huấn nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất khử trùng, diệt tạp, giáp xác. Có trên 200 hộ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Năm Căn tham gia.

14/04/2015
Thị Xã Sông Cầu (Phú Yên) nuôi ươm tôm hùm giống tăng 3,4 lần Thị Xã Sông Cầu (Phú Yên) nuôi ươm tôm hùm giống tăng 3,4 lần

Người dân các vùng ven biển ở TX Sông Cầu (Phú Yên) đã thả ươm 7.500 lồng tôm hùm giống, tính từ đầu năm đến nay, tăng 3,4 lần so cùng kỳ năm trước. Số lượng ươm nuôi tôm hùm giống tập trung nhiều ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương, phường Xuân Yên và Xuân Thành.

14/04/2015
Khá nhờ nuôi cá lồng Khá nhờ nuôi cá lồng

Những năm trở lại đây, nuôi cá lồng trên sông Đại Giang mang lại thu nhập khá cho rất nhiều hộ dân ở thôn Hòa Phong (xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).

14/04/2015
Mùa cào hến Mùa cào hến

Trên các kinh rạch thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hiện có nhiều ghe xuồng thả dọc theo các dòng sông, dòng kinh để cào bắt hến. Riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, số người sống bằng nghề cào hến đông nhất là ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, với hàng trăm hộ gia đình.

14/04/2015