Từng ao nuôi cá tra Việt sẽ lên bản đồ Google

Dự án MESMARD-2 đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên nền tảng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc cá tra sẽ được cập nhật thông tin hằng ngày, định kỳ và cả đột xuất, báo cáo chủ yếu bằng email.
Dữ liệu được đồng bộ từ trung ương đến địa phương, dễ dàng lưu trữ và truy xuất, sẵn sàng cho việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và đơn vị liên quan, phục vụ kịp thời việc hoạch định chính sách, điều tiết cung cầu trong sản xuất cá tra. Cơ sở dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc này yêu cầu phải nhập thông tin đầy đủ, bắt đầu từ ao nuôi.
Cụ thể, từng ao nuôi phải có địa chỉ cụ thể, họ tên người làm chủ, mã số và cả địa chỉ liên hệ, điện thoại của chủ. Các chứng chỉ quản lý chất lượng ao nuôi đã cấp cũng được thông tin đầy đủ; tình trạng ao nuôi mỗi khi có thay đổi phải cập nhật trong vòng ba ngày.
Thông tin về các cơ sở chế biến cá tra cũng được cập nhật đầy đủ. Dự kiến trong quý III-2015, việc cập nhật từ ao nuôi sẽ hoàn tất.
Việc truy xuất này nhằm góp phần minh bạch thông tin về cá tra, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia.
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.000ha lúa Hè thu sớm đang trong giai đoạn trổ đều, một số diện tích lúa đã đỏ đuôi (chủ yếu là giống IR 50404), tập trung ở huyện Châu Thành A (1.754ha), Vị Thủy (799ha) và TP.Vị Thanh (39ha). Dự kiến, cuối tháng 5 này, bà con sẽ bắt đầu thu hoạch.

Sau cơn bão số 10 kinh hoàng hồi năm ngoái, những rừng cao su bạt ngàn của thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) đã bị tàn phá, cuộc sống người dân từ đó đến nay vô cùng khó khăn. Nhưng có lẽ “ông trời” không lấy đi của ai tất cả, trong những ngày cuối tháng 4 này, người nông dân nơi đây lại vui mừng, phấn khởi bởi một mùa dưa hấu được mùa, được giá.

Mặt dù giá nhãn tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường vẫn không nhiều.

Tổ hợp tác (THT) sản xuất bưởi da xanh Phú Thành (xã Quới Sơn - Châu Thành - Bến Tre) là một trong những tổ đầu tiên trong huyện được cấp chứng nhận VietGAp với 18 hộ, diện tích 8,5ha.

Hàm Hiệp được coi là “cái nôi” thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Người dân nơi đây hàng năm không chỉ tăng về diện tích thanh long, mà còn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chương trình VietGAP.