Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp
Ngày đăng: 29/06/2013

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn.

Ông Tô Văn Tuân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, huyện Tủa Chùa đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đa dạng hóa cây trồng trên nương, dưới ruộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đồng đất từng địa phương.

Huyện triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tổ chức thực hiện kịp thời những chính sách hỗ trợ trực tiếp sản xuất cho người dân theo quy định. Trong năm 2013, huyện đã hỗ trợ kịp thời 79.533kg giống các loại, đáp ứng giống sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.

Trong đó, hỗ trợ 36.648kg lúa giống với các loại lúa lai Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Khang dân, Bắc thơm số 7 và giống lúa thuần IR64; hỗ trợ 12.885kg giống ngô các loại (ngô lai VN10, CP888) và hỗ trợ 30.000kg giống đậu tương ĐT84.

Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương thường xuyên bám cơ sở hướng dẫn nông dân kỹ thuật gieo cấy, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Trong năm, các cơ quan chức năng tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến lâm; mô hình trình diễn phát triển nông nghiệp để người dân học tập và nhân rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân mở rộng diện tích canh tác, chăm sóc cây trồng, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Năng suất, sản lượng các loại cây lương thực chính như: lúa, ngô, đậu tương đều tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực địa phương và cải thiện cuộc sống của người dân. Bà Lò Thị Vượng, đội 7, xã Mường Báng cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ gieo cấy các giống lúa địa phương, năng suất thấp, nhiều vụ gặp điều kiện thời tiết bất thuận sâu bệnh nhiều dẫn đến mất mùa, thường thiếu đói vài ba tháng trong năm.

Nhưng nhờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống lúa lai mới năng suất cao và được tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, gia đình tôi đã không còn sử dụng giống lúa địa phương nữa mà cũng không còn lo thiếu đói vụ giáp hạt.

Nhằm phát triển cây chè cho xứng với tiềm năng của vùng cao Tủa Chùa, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo; tổ công tác lãnh đạo, chỉ đạo trồng giặm, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán và trồng mới chè năm 2013. Cấp ủy, chính quyền các xã vùng dự án phát triển chè phân công cán bộ vận động nhân dân, hướng dẫn kỹ thuật cho từng nhóm hộ quy trình trồng, chăm sóc cây chè.

Qua đó, nhiều diện tích chè đã trồng được phục hồi và phát triển tốt. Người dân được cấp cây giống, phân bón và hỗ trợ gạo để phát triển diện tích trồng chè với định mức hỗ trợ trồng 1ha chè là 3.600kg phân vi sinh, 1.320kg phân Văn điển và 8.000 cây chè giống.

Ngoài ra, huyện đã hoàn thành việc sửa chữa, lắp đặt máy, nhà xưởng chế biến chè tại xã Sính Phình; hỗ trợ giá thu mua chè búp tươi cho người dân, để khuyến khích người dân trồng và chăm sóc, thu hái chè. Huyện phấn đấu trong năm 2013 hoàn thành việc chăm sóc và bảo vệ gần 480ha chè, hơn 8.000 cây chè cổ thụ, trồng mới 60ha chè; khuyến khích người dân trồng các cây công nghiệp ngắn ngày; nâng tổng diện tích gieo trồng cây có hạt trên 9.000ha, sản lượng đạt trên 20.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 400kg/người/năm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Hệ lụy trồng điều theo phong trào Hệ lụy trồng điều theo phong trào

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã có Quyết định số 1251/QĐ-UBND phê duyệt “Phương án phát triển và chuyển đổi cây điều tại huyện Đắk R’lấp”.

24/09/2015
Giá cà phê Tây Nguyên xuống thấp nhất niên vụ 2014–2015 Giá cà phê Tây Nguyên xuống thấp nhất niên vụ 2014–2015

Tiếp tục đà giảm sâu trong tuần trước, sáng nay giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt giảm 500.000 đồng/tấn xuống mức thấp nhất trong niên vụ 2014 – 2015, còn 33,7 – 34,4 triệu đồng/tấn.

24/09/2015
Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Có điện lưới quốc gia, nhiều nông dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã mạnh dạn đầu tư đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi. Cách làm này đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân đất đảo.

24/09/2015
Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu

Là một trong những vùng chuyên canh rau màu của tỉnh, nhiều năm nay, bà con nông dân cồn Bà Hòa (xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tăng hệ số vòng quay của đất.

24/09/2015
Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế

Dừa Dứa là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão

24/09/2015