Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn.
Ông Tô Văn Tuân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, huyện Tủa Chùa đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đa dạng hóa cây trồng trên nương, dưới ruộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đồng đất từng địa phương.
Huyện triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tổ chức thực hiện kịp thời những chính sách hỗ trợ trực tiếp sản xuất cho người dân theo quy định. Trong năm 2013, huyện đã hỗ trợ kịp thời 79.533kg giống các loại, đáp ứng giống sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân.
Trong đó, hỗ trợ 36.648kg lúa giống với các loại lúa lai Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Khang dân, Bắc thơm số 7 và giống lúa thuần IR64; hỗ trợ 12.885kg giống ngô các loại (ngô lai VN10, CP888) và hỗ trợ 30.000kg giống đậu tương ĐT84.
Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương thường xuyên bám cơ sở hướng dẫn nông dân kỹ thuật gieo cấy, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Trong năm, các cơ quan chức năng tổ chức các lớp khuyến nông, khuyến lâm; mô hình trình diễn phát triển nông nghiệp để người dân học tập và nhân rộng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân mở rộng diện tích canh tác, chăm sóc cây trồng, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Năng suất, sản lượng các loại cây lương thực chính như: lúa, ngô, đậu tương đều tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực địa phương và cải thiện cuộc sống của người dân. Bà Lò Thị Vượng, đội 7, xã Mường Báng cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ gieo cấy các giống lúa địa phương, năng suất thấp, nhiều vụ gặp điều kiện thời tiết bất thuận sâu bệnh nhiều dẫn đến mất mùa, thường thiếu đói vài ba tháng trong năm.
Nhưng nhờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống lúa lai mới năng suất cao và được tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, gia đình tôi đã không còn sử dụng giống lúa địa phương nữa mà cũng không còn lo thiếu đói vụ giáp hạt.
Nhằm phát triển cây chè cho xứng với tiềm năng của vùng cao Tủa Chùa, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo; tổ công tác lãnh đạo, chỉ đạo trồng giặm, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán và trồng mới chè năm 2013. Cấp ủy, chính quyền các xã vùng dự án phát triển chè phân công cán bộ vận động nhân dân, hướng dẫn kỹ thuật cho từng nhóm hộ quy trình trồng, chăm sóc cây chè.
Qua đó, nhiều diện tích chè đã trồng được phục hồi và phát triển tốt. Người dân được cấp cây giống, phân bón và hỗ trợ gạo để phát triển diện tích trồng chè với định mức hỗ trợ trồng 1ha chè là 3.600kg phân vi sinh, 1.320kg phân Văn điển và 8.000 cây chè giống.
Ngoài ra, huyện đã hoàn thành việc sửa chữa, lắp đặt máy, nhà xưởng chế biến chè tại xã Sính Phình; hỗ trợ giá thu mua chè búp tươi cho người dân, để khuyến khích người dân trồng và chăm sóc, thu hái chè. Huyện phấn đấu trong năm 2013 hoàn thành việc chăm sóc và bảo vệ gần 480ha chè, hơn 8.000 cây chè cổ thụ, trồng mới 60ha chè; khuyến khích người dân trồng các cây công nghiệp ngắn ngày; nâng tổng diện tích gieo trồng cây có hạt trên 9.000ha, sản lượng đạt trên 20.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 400kg/người/năm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Thuần-Phó phòng Kỹ thuật Chi cục BVTV Hà Nội bảo tôi: "Ngay sau khi cơ quan truyền thông đưa cảnh phỏng vấn người trồng rau về loại thuốc kích thích tăng trưởng phun chỉ 1-3 ngày khiến cho rau tăng trưởng đột biến rồi đem bán

Quản lý tôm giống - yếu tố then chốt quyết định thành bại của mọi thành phần tham gia trong quy trình sản xuất tôm - đang có nhiều bất cập. Thông tin từ các Sở NN và PTNT cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh trên tôm nuôi đang diễn ra rất phức tạp, tôm bị chết nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.