Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi

Từ Tham Vọng Bò Siêu Thịt Của Tư Đắc Đến Rượu Vang Ba Mọi
Ngày đăng: 11/09/2014

Dù đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, hai lão nông vẫn quyết chí làm giàu nơi vùng đất “nắng phang, gió rang”.

Mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới tìm ra trang trại của ông Tư Đắc (Phạm Hữu Đắc, thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) nằm dưới chân một ngọn núi, vắng hiu hắt.

Tham vọng của nông dân bạc tỷ

Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.

Đối diện tình cảnh đất bạc màu, phèn đen xì bọt, hai người bạn cuối cùng cũng đành… bỏ của chạy lấy người. Còn lại một mình với hai bàn tay trắng, ông Tư Đắc vẫn quyết bám trụ. “Bỏ về thì thấy tiếc đất, tui nghĩ đã lỡ leo lên lưng cọp rồi thì theo tới cùng”- ông Tư Đắc thổ lộ.    

Tuy nhiên, từ khi hai người bạn bỏ cuộc, giấc mơ khai hoang 120ha rừng của ông Tư Đắc tan thành mây khói. “Tui ưng khai hoang 120ha rừng quá trời nhưng không làm nổi”- ông nói. Mỗi ngày ông thức dậy thật sớm lên rừng và cật lực làm cho tới khi tối mịt mới vác rựa về nhà.  Sức người có hạn, dù ông có vẫy vùng, điên cuồng mở đất thế nào thì cho đến giờ cũng chỉ được 13ha đất.

Ông than chỉ được như thế nhưng gian nan không  sao kể xiết. “Khai hoang đến đâu tui cho đào ao đến đó. Nhưng có đào ao thì cũng đâu thả cá được ngay. Vùng đất này phèn đen nhiều lắm. Mất hơn 20 năm khai hoang nhưng khoảng 7 năm nay ông mới sản xuất có lời trên vùng đất này” - ông kể. Vài năm nay ông Tư Đắc tập trung sản xuất theo hướng VAC. Ông nuôi cá, nuôi bò, dê, cừu, trồng cây ăn trái...

Theo ông, mỗi năm từ những nguồn sản xuất này ông thu được hơn một tỷ đồng. Sắp tới ông sẽ biến 13ha đất này thành nông trại nuôi bò siêu thịt. “Tui đã có kế hoạch nhưng chưa làm được thì chưa nói, nói trước bước không qua. Tui sẽ lên doanh nghiệp, đã làm thì chơi tới cùng”- ông Tư bật mí.

Ông Tư Đắc cho biết thêm rất mát tay khi nuôi bò. Bằng chứng là gần 200 con bò ông nuôi hiện nay “trước đây là của Agribank  (ý ông là nhờ vay tiền nuôi bò của Ngân hàng NNPTNT - PV) giờ hoàn toàn là của tui rồi”.

Ông kể mới sắm chiếc xe 4 chỗ với giá 600 triệu đồng. Bây giờ, mỗi khi đi thăm trang trại ông đều lái chiếc xe này. Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn Hoàng Gia Hưng cho biết, tầm cỡ “nông dân tỷ đồng” như ông Tư Đắc ở Ninh Sơn không hiếm, nhưng hiếm ở chỗ ông từ “tay trắng làm nên” và dám nghĩ đến những chuyện làm nông “vượt thời đại” và dám làm.

Công nghệ đơn sơ và những chai vang quyến rũ

Tôi đã ghé vài hầm rượu vang, cũng như vài nơi nấu rượu vang nhưng đấy là ở trung tâm Sài Gòn, còn lần này là ở nhà của lão nông Ba Mọi (Nguyễn Văn Mọi - thôn Hiệp Hòa, Phước Thuận, Ninh Phước) - một vùng quê nghèo khó - cũng có hầm và nơi chưng cất rượu vang.

Có thể nói, dù sử dụng “công nghệ” nấu rượu vang rất ư là đơn sơ nhưng rượu vang của lão nông Ba Mọi cũng có hương vị khá quyến rũ, rất đặc trưng so với vài loại vang ngoại mà tôi từng nếm.

Theo ông Ba Mọi, để có nguyên liệu làm ra thứ rượu vang này, ngoài 1ha nho trồng ăn tươi, ông dành 0,5 ha trồng nho rượu gồm các giống: Syrah (nho rượu đỏ), giống Cabernet Sauvignon (nho rượu trắng) và Sauvignon Blanc (nho rượu trắng). Theo đó, khi nho chín, thu hoạch xong phải trải qua quy trình chế biến có nhiều công đoạn phức tạp với thời gian từ 1 - 1,5 năm.

Đầu tiên là ép nho, lấy toàn bộ dịch quả, thịt quả cho ủ lên men. Tiếp đó, ông lọc bã đưa xuống hầm ủ lên men lần 2 (kéo dài 7 - 8 tháng). Trong thời gian này, kỹ thuật viên sẽ theo dõi bổ sung đường và sau đợt ủ lần 2 sẽ di chuyển sản phẩm qua bồn chứa bằng inox. Sau 3 tháng ủ, khi rượu chín, cũng là lúc chiết xuất ra chai. Mỗi chai vang Ba Mọi có dung tích 0,75 lít được bán với giá 110.000 - 120.000 đồng tùy loại vang đỏ hay vang trắng.

Với hầm rượu nấu vang này, mỗi năm ông Ba Mọi tung ra thị trường Sài Gòn và Hà Nội khoảng 50.000 lít rượu vang “Made in Ba Mọi”. “Tui nghĩ, Ninh Thuận có vùng chuyên canh trồng nho chuẩn VietGAP có thể sản xuất rượu vang thì tại sao không đầu tư nhà máy sản xuất" - ông cho biết. Nghĩ và làm, ông thuê lĩ sư xây dựng hầm rượu và vay tiền Agribank sắm toàn bộ hệ thống chưng cất rượu. Tổng đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

Hiện ông Ba Mọi đang trồng giống nho Muscat - giống nho tạo mùihương, có thể sử dụng cho mứt nhỏ, nước ép và cả rượu, tạo hương thơm đặc trưng hấp dẫn.


Có thể bạn quan tâm

Soạn Thảo Hợp Đồng Mua Bán, Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Người Nuôi Cá Soạn Thảo Hợp Đồng Mua Bán, Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Người Nuôi Cá

Vì vậy, sắp tới VIAC sẽ bảo trợ soạn thảo mẫu hợp đồng, sau đó nhờ các chuyên gia phân tích, sử dụng phổ biến cho DN và người nuôi cá trong nước nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa 2 bên.

03/01/2014
Nuôi Cá Chạch Bùn Nuôi Cá Chạch Bùn

Cá chạch bùn có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, tuy mới nuôi thử nghiệm vài năm nhưng kết quả khả quan. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư SX con giống và nuôi cá thịt hướng tới xuất khẩu.

03/01/2014
Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Mới, Cải Hoán Tàu Cá Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Mới, Cải Hoán Tàu Cá Khai Thác Hải Sản Xa Bờ

Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khoá VIII, kỳ họp thứ 10 vừa phê duyệt nguồn vốn hơn 12,3 tỷ đồng (ngân sách địa phương) hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

11/12/2013
Lại Phát Hiện Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Lại Phát Hiện Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Ngày 9/12, Bộ NN&PTNT tổ chức họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12.

11/12/2013
Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

11/12/2013