Tự Phát Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chiều 29-3, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, Đồng Tháp, cho biết: “Gần đây nhiều hộ dân trong huyện tự phát thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây là loài thủy sản hoàn toàn xa lạ đối với vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp. Từ một vài hộ nuôi ban đầu thu được lợi nhuận cao nên nhiều hộ khác làm theo, nâng diện tích tôm thẻ chân trắng ở huyện lên khoảng 20ha”.
Qua tìm hiểu được biết, những nông dân ở huyện Tam Nông thấy thời gian qua tôm thẻ chân trắng liên tục “hút hàng, tăng giá”, ai nuôi đạt thì thu về lợi nhuận cao hơn nuôi cá tra, cá lóc, ươm cá giống…
Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu chuyển đổi ao hầm, khoan giếng… để nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nuôi tôm càng xanh mùa lũ là thế mạnh của Đồng Tháp và tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm càng xanh lâu dài.
Đối với tôm thẻ chân trắng thường được nuôi ở vùng nước lợ, nước mặn thuộc các tỉnh ven biển, trong khi Đồng Tháp là vùng nước ngọt nên không phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng là rất đáng lo, bởi nguy cơ phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng tới vùng nuôi tôm càng xanh và các sản phẩm nông nghiệp khác, do tôm thẻ chân trắng là đối tượng rất dễ lây lan mầm bệnh.
Hiện tại, Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra tất cả hộ dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng, để có hướng quản lý chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.