Tự Nhiên Nông Dân Mất Mùa Chuối Tết Ở Hà Nội

Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.
Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là Tết Nguyên đán nhưng đến xã Tự Nhiên, không còn cảnh tấp nập các xe chở chuối vào ra như những năm trước. Trên vùng bãi rộng của xã nằm ven sông Hồng, dấu tích của sự mất mùa vẫn còn hiện rõ. Hàng ngàn cây chuối đổ gập xuống, chỉ còn những cây non nhú lên. Những buồng chuối còn sót lại được người nông dân dùng dây chằng chống cẩn thận và che ni lông vào từng buồng để giữ cho quả đẹp. Đi thăm những buồng chuối trong vườn, anh Giang Văn Tiến, thôn 6, xã Tự Nhiên rầu rĩ cho biết, gia đình ông trồng hơn 2 mẫu chuối nhưng bị bão "quật ngã" hơn 1.200 cây, chỉ còn lại khoảng 200 buồng, thu được 20 triệu đồng, chưa đủ hòa vốn.
Anh Nguyễn Văn Tuyến, thôn 4 trồng 3 ha chuối nhưng cũng bị bão làm đổ gãy 70%. Cũng may, anh Tuyến có khoảng gần 2.000 cây chuối nằm ở vùng trũng còn "trụ vững". Tuy nhiên, để trả tiền mua phân bón, thuê nhân công, anh Tuyến đã bán từ sớm toàn bộ vườn cho thương lái với giá 100.000 đồng/buồng từ tháng 10, thu được 200 triệu đồng. "Năm nào dịp Tết tôi cũng thu lãi trên 100 triệu đồng nhưng năm nay trồng chuối chỉ hòa vốn, coi như làm cả năm không công" - anh Tuyến thở dài.
Theo các hộ dân, chuối là cây trồng có rễ ăn nông nên sức chống chịu với gió kém, nhất là khi mưa bão. Chính vì vậy, cơn bão số 8 vừa qua với gió giật mạnh đã làm cho phần lớn diện tích chuối bị đổ, gẫy. Điều đáng nói, thời điểm mưa bão đúng vào lúc chuối đang trỗ nên thiệt hại càng nặng.
Ông Nguyễn Văn Khê, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Tự Nhiên cho biết, toàn xã trồng 50 ha chuối ở vùng bãi nhưng cơn bão số 8 đã gây thiệt hại hơn 30 ha. Hầu hết các hộ dân đều căn thời vụ chuối thu hoạch vào dịp Tết nên ảnh hưởng của bão đã khiến cho nhiều hộ thất thu trong năm nay. Theo tính toán, mỗi sào trồng 80 cây chuối, số tiền đầu tư từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 40.000 - 50.000 đồng/cây, tương đương 4 triệu đồng/sào nên thiệt hại của toàn xã lên tới hàng tỷ đồng.
Năm nay, thời tiết rét nên chuối đẹp mã. Giá bán tại ruộng hiện khoảng 200.000 đồng/buồng đẹp. Cao điểm mùa chuối Tết bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp trở đi, tuy nhiên, thay vì bận rộn thu hoạch chuối như mọi năm, thời điểm này, người dân xã Tự Nhiên đang cuốc đất trồng lứa mới với hy vọng năm tới mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu...
Có thể bạn quan tâm

Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, nhiều nơi ở các khu vực Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên không có mưa hoặc mưa nhỏ nên đã xảy ra hiện tượng hạn cục bộ.

Trong khi nhiều nông dân đang loay hoay với bài toán “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa” thì nhiều thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) sản xuất lúa giống xã Bình Thạnh Trung (Đồng Tháp) lại yên tâm hơn về hạt lúa của mình làm ra. Bởi lẽ, họ tham gia vào mô hình sản xuất lúa giống được bao tiêu từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch.

Xoài cát Phù Cát (Bình Định) thuộc giống xoài cát Hòa Lộc, được sản xuất theo phương pháp VietGAP, chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà, mỗi quả nặng từ 0,25 - 0,6kg, giá cả phù hợp, nên đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác trồng trọt chuyên trồng giống ổi lê Đài Loan. Ông Nguyễn Minh Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trừ Văn Thố, cho biết ổi lê Đài Loan là cây dễ trồng, chỉ từ 8 đến 10 tháng là có thu hoạch.