Tự Nhiên Nông Dân Mất Mùa Chuối Tết Ở Hà Nội

Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.
Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là Tết Nguyên đán nhưng đến xã Tự Nhiên, không còn cảnh tấp nập các xe chở chuối vào ra như những năm trước. Trên vùng bãi rộng của xã nằm ven sông Hồng, dấu tích của sự mất mùa vẫn còn hiện rõ. Hàng ngàn cây chuối đổ gập xuống, chỉ còn những cây non nhú lên. Những buồng chuối còn sót lại được người nông dân dùng dây chằng chống cẩn thận và che ni lông vào từng buồng để giữ cho quả đẹp. Đi thăm những buồng chuối trong vườn, anh Giang Văn Tiến, thôn 6, xã Tự Nhiên rầu rĩ cho biết, gia đình ông trồng hơn 2 mẫu chuối nhưng bị bão "quật ngã" hơn 1.200 cây, chỉ còn lại khoảng 200 buồng, thu được 20 triệu đồng, chưa đủ hòa vốn.
Anh Nguyễn Văn Tuyến, thôn 4 trồng 3 ha chuối nhưng cũng bị bão làm đổ gãy 70%. Cũng may, anh Tuyến có khoảng gần 2.000 cây chuối nằm ở vùng trũng còn "trụ vững". Tuy nhiên, để trả tiền mua phân bón, thuê nhân công, anh Tuyến đã bán từ sớm toàn bộ vườn cho thương lái với giá 100.000 đồng/buồng từ tháng 10, thu được 200 triệu đồng. "Năm nào dịp Tết tôi cũng thu lãi trên 100 triệu đồng nhưng năm nay trồng chuối chỉ hòa vốn, coi như làm cả năm không công" - anh Tuyến thở dài.
Theo các hộ dân, chuối là cây trồng có rễ ăn nông nên sức chống chịu với gió kém, nhất là khi mưa bão. Chính vì vậy, cơn bão số 8 vừa qua với gió giật mạnh đã làm cho phần lớn diện tích chuối bị đổ, gẫy. Điều đáng nói, thời điểm mưa bão đúng vào lúc chuối đang trỗ nên thiệt hại càng nặng.
Ông Nguyễn Văn Khê, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Tự Nhiên cho biết, toàn xã trồng 50 ha chuối ở vùng bãi nhưng cơn bão số 8 đã gây thiệt hại hơn 30 ha. Hầu hết các hộ dân đều căn thời vụ chuối thu hoạch vào dịp Tết nên ảnh hưởng của bão đã khiến cho nhiều hộ thất thu trong năm nay. Theo tính toán, mỗi sào trồng 80 cây chuối, số tiền đầu tư từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 40.000 - 50.000 đồng/cây, tương đương 4 triệu đồng/sào nên thiệt hại của toàn xã lên tới hàng tỷ đồng.
Năm nay, thời tiết rét nên chuối đẹp mã. Giá bán tại ruộng hiện khoảng 200.000 đồng/buồng đẹp. Cao điểm mùa chuối Tết bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp trở đi, tuy nhiên, thay vì bận rộn thu hoạch chuối như mọi năm, thời điểm này, người dân xã Tự Nhiên đang cuốc đất trồng lứa mới với hy vọng năm tới mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu...
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.